Ngày đăng: 18/12/2020
CEO là gì ? Khả năng lãnh đạo và quản lý là tố chất trời sinh hay do rèn luyện mà thành? Đây là những câu hỏi lớn khiến các CEO hay những người muốn trở thành CEO luôn trăn trở. Hãy cùng PDCA tìm hiểu CEO nghĩa là gì, làm gì qua bài viết này nhé.
>>>> Xem thêm: Khóa học CEO liệu có giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo giỏi?
CEO là viết tắt Tiếng Anh của Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành, giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị.
Đây là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong một tập đoàn hoặc tổ chức. Giám đốc điều hành có trách nhiệm cho sự thành công chung của toàn bộ tổ chức. CEO có quyền quyết định cuối cùng để đưa ra quyết định cuối cùng cho một công ty.
CEO làm việc trực tiếp với các giám đốc chức năng của công ty: Giám đốc Kinh doanh (CCO), Giám đốc Tài chính (CFO), Giám đốc Marketing (CMO), Giám đốc Nhân sự (CHRO), Giám đốc Sản xuất (CPO),... và các bộ phận thuộc ban điều hành công ty.
Họ làm việc với nhau để đưa mục tiêu,vạch ra các chiến lược và lên kế hoạch để đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Điểm đáng chú ý ở CEO:
>>>> Tham khảo: Servant leadership là gì? Lãnh đạo mang lại gì cho doanh nghiệp
CEO có trách nhiệm chung trong việc tạo lập, lập kế hoạch, thực hiện và tích hợp định hướng chiến lược của một tổ chức nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính của họ. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.
Nói tóm lại, các vai trò giám đốc điều hành là:
Để hiểu rõ hơn về vị trí chủ chốt này, chúng ta hãy cùng xem mô tả nhiệm vụ cụ thể của CEO là gì? Công việc của nhân viên CEO là gì? Mô tả công việc cụ thể như sau:
Hoạch định chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
Tuy nhiên trên thực tế khối lượng công việc có thể sẽ nhiều hơn.
>>>> Xem thêm: Business Development là gì? Tìm hiểu về bussiness development
Để trở thành CEO, bạn cần đáp ứng những tiêu chí về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng đa dạng để định hình và thực hiện chiến lược kinh doanh thành công. Cụ thể:
Đầu tiên, câu trả lời cho câu hỏi "Khả năng lãnh đạo & quản lý là tố chất trời sinh hay do rèn luyện mà thành" chính là: cả hai. Để vận hành doanh nghiệp thành công thì người lãnh đạo phải "đủ tâm và đủ tầm". Ngoài ra, CEO cần phải sở hữu những tố chất sau đây:
Giám đốc điều hành người có quyền lực tối cao và thường xuyên phải đưa ra những quyết định nhanh chóng có lợi cho doanh nghiệp. Vì vậy, giám đốc điều hành cần rèn luyện để trở thành bậc thầy của trí tuệ cảm xúc. Chỉ số EQ cao cho thấy khả năng nhận thức điểm mạnh, điểm yếu và năng lực quản lý cảm xúc của bản thân trong bất kỳ tình huống nào.
Người không thành thạo "thuật quản trị" cũng khó lòng để thâu tóm các hoạt động của các phòng ban và kiểm soát hiệu suất. Không những thế, người quản lý giỏi không chỉ biết sử dụng người mà còn biết dùng các phần mềm quản lý, giỏi tính toán các con số để giám sát quản lý con người.
Là người đứng đầu doanh nghiệp, giám đốc điều hành là người hiểu rõ nếu không liên tục đổi mới các loại hình kinh doanh và các gói sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, bất kỳ sự sáng tạo, đổi mới nào cũng nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm của khách hàng và coi khách hàng là đối tượng trung tâm cho mọi chiến lược kinh doanh.
CEO chính là ngọn đuốc truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên. Và để kiến tạo nên một tập thể hùng mạnh, giám đốc điều hành cần có kỹ năng truyền cảm hứng và cổ vũ cho từng cá nhân bằng việc tổ chức nội quy cho các nhân viên và có quy chế khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích tốt.
Đây cũng là cách tạo động lực cho nhân viên làm việc giúp thúc đẩy năng suất làm việc.
Đây là kỹ năng cực kì quan trọng của người lãnh đạo tài ba. Để kết nối với các phòng ban trong doanh nghiệp và làm hài lòng đối tác và khách hàng thân thiết. Nhà lãnh đạo phải có năng lực giao tiếp và thương thảo tuyệt vời. Vì thế, nhà lãnh đạo có thể chinh phục mọi đối tượng trong môi trường doanh nghiệp.
Tóm lại, một CEO không chỉ cần những tố chất cần thiết như thông minh, vượt khó cao, có tư duy chiến lược của người lãnh đạo, tính cách nhanh nhạy, mạnh mẽ, kiên nhẫn, quyết đoán, có thần thái, uy lực của người chỉ huy, luôn cập nhật kiến thức quản trị mới, tự đào sâu, tự tìm tòi nghiên cứu,… Đây được ví như một quá trình họ c tập không ngừng nghỉ.
Thực tế là, lương của CEO thường cao hơn đáng kể so với các vị trí cấp dưới, nhưng không có một con số cụ thể. Mức lương CEO phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và ngành nghề mà họ hoạt động.
Thường thì, CEO mới có ít kinh nghiệm nhưng đảm bảo hiệu suất công việc sẽ nhận mức lương tối thiểu 25 triệu/tháng. Đối với CEO cấp cao, chuyên nghiệp có thể vượt 100 triệu/tháng, thậm chí lên tới hàng gần gần 1 tỷ đồng (40,000 USD) với doanh nghiệp lớn.
Theo báo cáo từ Vietnamnet, Navigos Group đã tiến hành nghiên cứu về tình hình tài chính và phát hiện ra rằng có 3 ngành nghề mà mức lương của CEO có thể được gọi là "khủng" nhất hiện nay, với mức thu nhập cao nhất có thể lên tên đến 40,000 USD/tháng.
Cụ thể, mức lương của CEO có 15 năm kinh nghiệm ở 3 ngành nghề này là:
Như vậy, lương của CEO trong các ngành nghề này thực sự đáng chú ý và có thể được xem là "khủng" trong ngữ cảnh hiện nay.
>>> Xem thêm: Khóa học CEO online - Giám đốc điều hành chuyên nghiệp
Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc điều hành vận hành (COO) đều nằm trong ban lãnh đạo của công ty và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh doanh của tổ chức.
Tiêu chí | CEO (Chief Executive Officer) | COO (Chief Operating Officer) |
Khái niệm | CEO là giám đốc điều hành cấp cao nhất của doanh nghiệp. | COO là giám đốc điều hành vận hành của doanh nghiệp. |
Chức năng | Người đại diện doanh nghiệp, lãnh đạo tổng doanh nghiệp, đưa ra và chịu trách nhiệm về các quyết định chiến lược công ty. | Quản lý và điều hành hoạt động hàng ngày, đảm bảo hiệu suất, tính ổn định công việc. |
Vai trò | Đưa ra các quyết định các bộ phận, phòng ban: kinh doanh, marketing, sản xuất, hành chính, nhân sự, kế toán. | Quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, hỗ trợ kinh doanh. |
Nhiệm vụ |
|
|
Mục tiêu | Phát triển doanh nghiệp bền vững, tăng giá trị cổ phiếu và đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. | Nâng cao hiệu suất làm việc, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tối ưu chi phí. |
Bộ phận liên quan | Hội đồng quản trị, cổ đông, nhà đầu tư. | Các bộ phận trong công ty, đối tác, nhà cung cấp. |
Yếu tố khác |
|
|
Có nhiều chức danh lãnh đạo khác, trong đó có một số chức danh có thể do CEO đảm nhiệm cùng lúc:
Thời gian để đạt vị trí CEO không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân. Đối với người đã tích luỹ kinh nghiệm quản lý hoặc sáng lập doanh nghiệp thì việc trở thành CEO có thể nhanh hơn. Với những người mới bắt đầu hoặc thiếu kinh nghiệm, quá trình này có thể kéo dài.
Quy mô, ngành nghề của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Đối với công ty lớn, bạn cần thời gian để tích luỹ kinh nghiệm và phát triển kỹ năng. Nhưng với doanh nghiệp nhỏ hoặc startup, thời gian có thể ngắn hơn.
>>> Tham khảo: Khóa học quản trị nhân sự chất lượng dành cho CEO
Để đạt được vị trí CEO, thường cần mất nhiều năm để thăng tiến và tích luỹ hiểu biết về ngành công việc. Đây là một vị trí có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi khả năng chiến lược, sự thích ứng, và khả năng phục hồi.
Bước 1: Lấy bằng cử nhân
Bằng cử nhân thường là một khởi đầu quan trọng cho sự nghiệp, cho dù bạn làm việc trong môi trường doanh nghiệp, chính phủ, hay lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bằng cử nhân trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt hữu ích, giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai.
Bước 2: Xin vào làm doanh nghiệp nhỏ
Làm việc tại các tổ chức nhỏ hơn có thể giúp bạn tích luỹ kinh nghiệm quản lý cấp cao sớm hơn. Vì các công ty này cho phép bạn đảm nhận nhiều vai trò và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Với thời gian, kinh nghiệm lãnh đạo ngày càng tăng, giúp bạn ngày càng trở nên nổi bật.
Bước 3: Xác định định hướng lâu dài
Hãy thử làm việc tại nhiều công ty khác nhau để tìm hiểu và xác định loại hướng đi nào mà bạn thực sự quan tâm và đam mê.
Bước 4: Xây dựng mạng lưới quan hệ
Việc xây dựng mối quan hệ trong ngành bằng cách bắt chuyện trong các buổi talk show, work shop, event với đối tác hoặc buổi họp,ăn trưa với đồng nghiệp. Các mối quan hệ càng chất lượng sẽ là chiếc cửa mở ra cho bạn nhiều cơ hội trong tương lai.
Bước 5: Tích luỹ nhiều kinh nghiệm quản lý
Hơn 90% CEO có kinh nghiệm quản lý trước đây. Vì vậy, bạn cần tích luỹ nhiều kinh nghiệm quản lý để chuẩn bị cho vị trí này.
Bước 6: Thực hiện bước đi chiến lược trong sự nghiệp
Hãy sẵn sàng thực hiện các bước tiến chuyển trong sự nghiệp của bạn, không phải lúc nào cũng là việc thăng tiến. Hãy thiết lập nhiều kinh nghiệm trong nhiều vai trò và bộ phận khác nhau để hiểu sâu về các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp.
Bước 7: Nâng cao trình độ học vấn với bằng thạc sĩ
Khi đã làm việc trong môi trường doanh nghiệp một thời gian, việc học thạc sĩ lúc này là cần thiết. Bây giờ bạn có thể vận dụng lý thuyết về quản trị kinh doanh, lãnh đạo và quản lý từ việc học MBA vào công việc để gia tăng sự cạnh tranh.
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều trung tâm đào tạo CEO với đủ các lĩnh vực chuyên sâu, có thể kể ra như các Trường đào tạo doanh nhân CEO, các ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh ở các trường đại học,…
Tiêu biểu có thể kể đến PDCA – Trường huấn luyện CEO bài bản đầu tiên tại Việt Nam, chuyên tổ chức đào tạo và tư vấn giúp giải phóng lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ, đi lên từ nghề bằng giải pháp tự động hóa và các mô hình tăng trưởng bền vững theo phương pháp cầm tay chỉ việc.
PDCA - Trường doanh nhân ra đời dựa trên chu trình quản lý Plan – Do – Check – Act, dưới sự dẫn dắt tài tình của chủ tịch Hoàng Đình Trọng – tác giả của 3 cuốn sách bán chạy “Giải phóng lãnh đạo” và “Tự động hoá doanh nghiệp tập 1” và "Tự động hoá doanh nghiệp tập 2". Bằng những thành tích và giá trị đóng góp cho cộng đồng, ông đã được vinh danh top 10 lãnh đạo doanh nhân tiêu biểu và được chủ tịch nước trao tặng bằng khen năm 2015.
Với hơn 12 năm kinh nghiệm và sau rất nhiều thất bại với 8 lần “đập đi xây lại” công ty, ông thấu hiểu những khó khăn và mong muốn xây dựng lại các tổ chức một cách bài bản hơn. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thất bại không phải vì thiếu vốn hay kinh nghiệm, mà là do cách làm. Tuân thủ theo chu trình quản lý chuẩn PDCA, doanh nghiệp sẽ thành công.
Và PDCA đã ra đời trong nỗi trăn trở và khát vọng nâng tầm các doanh nghiệp. Sau gần 6 năm tổ chức, với rất nhiều giải pháp đào tạo online, offline, các ấn phẩm sách, các tài liệu hướng dẫn theo phương pháp cầm tay chỉ việc nhằm giúp các nhà quản lý, các lãnh đạo có tư duy làm doanh nghiệp bài bản, PDCA đã đào tạo hơn 22.000 học viên trên khắp Việt Nam, giúp đỡ rất nhiều các CEO phát triển doanh nghiệp.
Không chỉ dừng lại ở đó, PDCA còn mang sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp phát triển, tự động để nhân bản doanh nghiệp, hướng tới đi kinh doanh quốc tế, đạt được mục tiêu trở thành “cỗ máy sản xuất doanh nghiệp bài bản”.
Những bài viết liên quan:
Qua bài viết trên, Trường đào tạo doanh nhân CEO Việt Nam PDCA mong rằng những thông tin về CEO là gì đã giúp quý bạn đọc giải đáp các thắc mắc về vai trò của chức vụ này trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu bạn đọc cần thêm sự hỗ trợ về các vấn đề quản trị thì hãy liên hệ ngay đến hotline: 0899.598.668. Đội ngũ chuyên gia, tư vấn viên sẽ hỗ trợ và giúp đỡ tận tình nhất.