• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

Giám đốc kinh doanh là gì? Vai trò và nhiệm vụ của một CCO

Ngày đăng: 28/04/2022

Giám đốc kinh doanh đóng vai trò như thế nào trong mỗi công ty? Tại sao trong doanh nghiệp chức vụ này lại có tầm ảnh hưởng lớn đến vậy? Những thông tin mà PDCA cung cấp dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết các câu hỏi trên. Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

>>>> Tham khảo: Khoá học CEO online liệu có giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo giỏi không?

1. Giám đốc kinh doanh (CCO) là gì?

Giám đốc kinh doanh hay Chief Customer Officer (CCO) là một chức vụ vô cùng quan trọng. CCO là vị trí thuộc dưới quyền sau giám đốc điều hành (CEO). Công việc giám đốc kinh doanh đó là điều hành tất cả các hoạt động như tiêu thụ sản phẩm, khách hàng, dịch vụ,...Do đó, người giám đốc muốn đảm nhận những công việc vô cùng phức tạp và trách nhiệm của vị trí này phải đòi hỏi có tính chuyên môn cao.

Giám đốc kinh doanh là vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Khoa hoc CEO - Khoa hoc chuyen nghiep giup doanh nghiep tang truong

2. Vai trò của giám đốc kinh doanh trong công ty

CCO chính là người quyết định cơ cấu kinh doanh. Một CCO sẽ hoạch định các chiến lược và tìm ra cách giải quyết vấn đề của bộ phận bán hàng. Điều này nhằm mục đích thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh đại diện của công ty.

2.1 Giám đốc kinh doanh là người truyền tải thông điệp

Trong kinh doanh, một nhân viên bán hàng giỏi là người có khả năng truyền tải thông điệp đến khách hàng tốt nhất. Bởi thông thường, những câu chuyện sẽ không chỉ cung cấp các thông tin hữu ích mà còn chứa đựng nhiều cảm xúc. Do đó, CCO sẽ là người hình thành và truyền đạt câu chuyện xây dựng nên thông điệp của doanh nghiệp.

Giám đốc kinh doanh là người truyền tải thông điệp

Bên cạnh đó, một câu chuyện hấp dẫn sẽ lôi cuốn người nghe và có giá trị cho người tiêu dùng. Thông qua đó, thông điệp sẽ hình thành sự kết nối và tạo ra cộng đồng tiêu dùng cho sản phẩm của công ty. Những câu chuyện này thông thường sẽ ngắn gọn và dễ nhớ giúp dễ dàng lan truyền rộng rãi.

>>>> Tham khảo: Giám đốc tài chính là gì? Tìm hiểu công việc giám đốc tài chính

2.2 Người có khả năng cập nhật và ứng dụng các công nghệ mới

Trong kỷ nguyên số, các kênh truyền thông đa phương tiện ngày càng phát triển thì giám đốc kinh doanh cần làm gì? Đó là nỗ lực để công ty luôn được làm mới mình. Ví dụ: Cửa hàng Pizza Domino đã ứng dụng có tên là AnyWare. Bằng cách nói chuyện với Alexa Amazon, sử dụng Smart TV hay apple watch, khách hàng đã có thế lựa chọn và đặt bánh.

Người CCO luôn cập nhật công nghệ mới. Bởi vì sự bùng nổ kỹ thuật số kéo theo sự thay đổi hành vi mua sắm và tương tác của khách hàng. Người giám đốc cần thấu hiểu nỗi đau và động lực khiến khách hàng ra quyết định mua hàng. Đây là yếu tố giúp xây dựng kênh phân phối và truyền thông một cách hiệu quả.

Người CCO có khả năng cập nhật và ứng dụng các công nghệ mới

2.3 Nhà cố vấn cho CEO

Một cuộc khảo sát của PwC chỉ ra rằng khách hàng là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhất đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính của công ty xuất phát lợi nhuận đến từ các hoạt động kinh doanh. CCO lại là người quản lý bộ phận bán hàng. Do vậy, CCO trực tiếp lắng nghe mọi tâm tư của khách hàng. Công việc của giám đốc kinh doanh lúc này là cố vấn cho giám đốc điều hành (CEO).

2.4 Người đóng vai trò “như khách hàng”

CCO là người nắm giữ doanh thu của công ty. Tuy nhiên, khách hàng mới là người quyết định trực tiếp lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, CCO phải vừa làm người điều hành vừa làm một khách hàng. Ngoài ra, CCO còn phải khéo léo chuyển đổi giữa hai vai trò một cách linh hoạt và hợp lý. Mục đích nhằm để đảm bảo sự thấu hiểu khách hàng và đạt được mong đợi của tổ chức kinh doanh.

Người CCO đóng vai trò “như khách hàng”

 

PDCA gửi tặng bạn khóa học 5 cấp độ quản lý giúp phát triển bản thân và giải phóng lãnh đạo:

 

3. Mô tả công việc giám đốc kinh doanh

Là vị trí chủ chốt trong cơ cấu quản trị bán hàng của doanh nghiệp nên chức năng nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh nắm giữ là nhiều. Chính vì thế, một công ty được đánh giá thành công hay thất bại sẽ chịu sự tác động rất lớn từ vị trí này.

3.1 Nhiệm vụ kinh doanh

Có thể bạn sẽ thấy mô tả công việc của CCO là làm việc với bộ phận R&D để nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên các tin tuyển dụng. Thông qua các hoạt động marketing, sản phẩm sẽ được công chúng biết đến nhiều hơn. Mục đích nhằm giới thiệu sản phẩm mới và gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Kết quả của hoạt động bán hàng trước hết sẽ do CCO chịu trách nhiệm.

Người CCO có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Mặt khác, người CCO sẽ giám sát quy trình bán hàng. Dựa vào các yếu tố đánh giá hiệu quả, CCO có khả năng điều chỉnh sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh. Hơn thế nữa, các quyết định và kế hoạch bao gồm bán hàng, marketing và chăm sóc khách hàng đều phải được thông qua CCO.

3.2 Nhiệm vụ lãnh đạo

Khi mô tả công việc của giám đốc kinh doanh, CCO cũng có nhiệm vụ đề ra mục tiêu và định hướng kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình và cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố bắt buộc để tăng trưởng hiệu quả.

Họ cũng làm việc với các giám đốc nhân sự, giám đốc marketing, giám đốc sản xuất,... Qua đó, bạn sẽ đảm bảo phát huy hiệu quả các chức năng của giám đốc kinh doanh và giúp doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch chiến lược.

Nhiệm vụ lãnh đạo

3.3 Nhiệm vụ Marketing

Giám đốc kinh doanh làm gì? Đương nhiên CCO không thể bỏ qua các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Người lãnh đạo sẽ định hướng phát triển chiến lược kinh doanh. Khi các hoạt động được thực hiện, CCO sẽ là người theo dõi hiệu quả hoạt động kinh doanh để can thiệp khi cần thiết. Chính vì nhiệm vụ này mà CCO và Giám đốc marketing (CMO) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều trường hợp, CCO có thể xuất phát từ nhân viên marketing.

3.4 Nhiệm vụ về nhân sự

Ngoài các nhiệm vụ trên, công việc của giám đốc kinh doanh cũng có quyền tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới ở bộ phận kinh doanh và marketing. CCO sẽ là người hiểu rõ nhất tính chất công việc cũng như cách đánh giá ứng viên để tìm được người phù hợp. Bên cạnh đó, CCO sẽ hỗ trợ việc bổ sung những kiến thức cần thiết cho nhân viên mới.

Nhiệm vụ của CCO là tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự

Ngoài ra, CCO cũng là người góp phần đặt nền móng cho văn hóa công ty. Bởi lẽ, CCO sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn, cởi mở nhằm thu hút nhân tài. Thêm vào đó, công việc xây dựng và quản lý nguồn nhân lực cũng nằm dưới sự kiểm soát của CCO. Vì vậy, một mục tiêu chung của quyền hạn của giám đốc kinh doanh là đảm bảo phù hợp với ngân sách theo hoạch định của công ty.

>>>> Xem thêm: Giám đốc dự án là gì? Vai trò, nhiệm vụ của giám đốc dự án

4. Những yêu cầu cần có của giám đốc kinh doanh

Để đáp ứng yêu cầu công việc, CCO cần đáp ứng những yêu cầu gì? 3 yêu cầu tối thiểu phải có đó là:

4.1. Học vấn

Bằng thạc sĩ trong kinh tế, kinh doanh, marketing hoặc liên quan. Bằng cấp chuyên sâu là một lợi thế, nhưng kinh nghiệm có thể chấp nhận.

4.2. Kinh nghiệm

Ít nhất mười năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, xây dựng và triển khai chiến lược. Kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh tế tăng trưởng nhanh và hiệu suất làm việc là điểm cộng. Cũng cần kinh nghiệm lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch, cùng với kinh nghiệm làm việc từ xa.

4.3. Kỹ năng

Nhóm kỹ năng bao gồm: Kỹ năng lãnh đạo, kinh doanh, marketing, giao tiếp, đàm phán, tổ chức quản lý, giải quyết vấn đề, suy nghĩ chiến lược, và phân tích là cần thiết. Tất cả được đề cập kỹ hơn ở phần bên dưới

5. Kỹ năng cần có của giám đốc kinh doanh

CCO cũng giống những giám đốc khác đều phải thực hiện 4 công việc đó là hoạch định chiến lược, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất đối với CCO là quản trị đội ngũ bán hàng nhằm đạt được chỉ tiêu đề ra. Vậy để trở thành một CCO cần có những khả năng gì? Tham khảo ngay bên dưới.

5.1 Có khả năng hoạch định kế hoạch kinh doanh

CCO cần thảo luận với Ban Giám đốc Điều hành về chiến lược để phác hoạ lên “bản đồ doanh thu”. Bên trong bản đồ sẽ gồm những thành phần như sản phẩm mới, giá bán, chi phí và nhu cầu thị trường. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng lớn đến chiến lược và công việc của CCO.

5.2 Dự đoán thị trường

Thị trường liên tục thay đổi và CCO cần cập nhật liên tục để các kế hoạch được diễn ra suôn sẻ. Việc nắm rõ doanh số theo từng thời điểm là vô cùng quan trọng. Để đánh giá hiệu quả làm việc và nhìn nhận vấn đề , CCO cần đối chiếu số liệu qua từng thời kỳ. Doanh số bán hàng vượt chỉ tiêu sẽ là sự thúc đẩy phát triển cho công ty.

5.3 Quản trị con người và đội ngũ sale

Một đội ngũ nhân viên tốt cần được động viên và những phần thưởng để khích lệ tinh thần. Điều này thể hiện vai trò chủ đạo của nhà lãnh đạo. Hơn thế nữa, sự tiến bộ của nhân viên cũng đánh giá năng lực của CCO. Người giám đốc luôn cố gắng đào tạo và đánh giá liên tục để đội ngũ sale đạt được mục tiêu chung.

CCO là người quản trị con người và đội ngũ sale

5.4 Xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh

CCO luôn mang trong mình một sứ mệnh xây dựng hệ thống bán hàng. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc xây dựng mối liên kết trên thị trường là một chiến lược kinh doanh. Nếu muốn việc phân phối được mở rộng, CCO cần phải có khả năng và kỹ năng duy trì mối quan hệ.

5.5 Kỹ năng đàm phán

Đàm phán là hoạt động vô cùng quan trọng trong những kỹ năng thiết yếu nhất của nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh. CCO sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các đối tác như là khách hàng, nhân viên, các giám đốc và nhà phân phối khác. Điều này nhằm mục đích ký kết hợp đồng hay giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác.

Kỹ năng đàm phán cực kì quan trọng đối với vị trí giám đốc kinh doanh

5.6 Quản lý sự thay đổi

Trong môi trường đầy biến động, CCO cần nhanh chóng nắm bắt mọi thay đổi dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bởi lẽ nếu không quản trị tốt, các hoạch định hiện tại và tương lai sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Do đó, khi là CCO yêu cầu bạn phải thích ứng nhanh chóng với những sự thay đổi.

6. Mức lương của giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh là một trong những vị trí có thu nhập cao nhất trong doanh nghiệp. Mức lương trung bình của CCO là 69.000.000 đồng/tháng, với khoảng biến động từ 26.000.000 - 115.000.000 đồng/tháng.

Ngoài lương cứng, CCO còn có các khoản thưởng và phúc lợi khác. Mức thu nhập này là vô cùng xứng đáng với sự nỗ lực và ý chí trong sự nghiệp của những người đứng đầu.

7. Cơ hội và thách thức của một giám đốc kinh doanh 

Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh là một thử thách lớn đối với mỗi người. Một CCO chỉ đứng sau CEO trong cơ cấu tổ chức công ty. Bên cạnh đó, vị trí càng cao sẽ có càng chịu nhiều áp lực. Để giúp bạn hình dung rõ hơn, học viện doanh nhân PDCA đã liệt kê một số cơ hội cũng như và trở ngại sau đây:

Cơ hội:

  • Tham gia định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Mở rộng mạng lưới mối quan hệ và tự tạo cơ hội kinh doanh mới.
  • Xây dựng hình ảnh uy tín và chuyên nghiệp trên thị trường.

Thách thức:

  • Dù có “quyền năng” nhưng đôi khi vai trò chưa được xác định rõ ràng và chuẩn xác.
  • CCO không thực hiện báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị.
  • Công việc của CCO không được quyết định và kết thúc chỉ từ Hội đồng quản trị.
  • CCO không nguồn tài chính và nhân lực cần thiết để hoàn thành công việc.
  • Không có chính sách và quy định giám sát hay báo cáo hiệu quả tại chỗ. Bởi vậy, CCO không thể làm được điều gì.

Một giám đốc kinh doanh sẽ gặp rất nhiều thách thức

8. Xu hướng phát triển của nghề nghiệp giám đốc kinh doanh

Vị trí này hiện tại xuất hiện chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn. Vậy tương lai của nghề nghiệp này sẽ như nào? Cùng tìm hiểu qua phần dưới đây.

Chiến lược kinh doanh của các ngành công nghiệp luôn thay đổi và hướng đến người tiêu dùng. Vì vậy, CCO cần phải đảm bảo được doanh nghiệp của họ cũng luôn theo kịp những thay đổi này.

Điều này không có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp đều sẽ xuất hiện vai trò giám đốc kinh doanh. Tuy nhiên, ngày càng nhiều doanh nghiệp có xu hướng đưa vị trí này vào ban điều hành với nhiệm vụ chính là thực hiện chức năng kinh doanh.

Trong vài năm tới, có thể ngày càng nhiều giám đốc của bộ phận kinh doanh tiến tới đảm bảo nhiệm vụ vai trò giám đốc điều hành. Thực tế, trong lịch sử nhiều CEO xuất phát từ vị trí với vai trò liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc tài chính của doanh nghiệp. Vị trí CCO làm việc gần gũi với khách hàng và có sẵn những kỹ năng và tố chất để chuyển sang vai trò đứng đầu. 

PDCA gửi tặng bạn khóa học 5 cấp độ quản lý giúp phát triển bản thân và giải phóng lãnh đạo:

 

Những bài viết liên quan khác:

Mong rằng với bài viết "giám đốc kinh doanh là gì?" và những điều cần biết về vị trí CCO đã giúp bạn hiểu thêm về mô tả công việc giám đốc bộ phận kinh doanh. Đặc biệt, đây là công việc đòi hỏi sự chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực. Do đó, nếu bạn đang có mục tiêu trở thành CCO thì hãy chuẩn bị các hành trang ngay từ bây giờ. Hãy liên hệ ngay với PDCA qua hotline: 0899.598.668 để trau dồi thêm nhiều kỹ năng quản trị khác nhé!


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2