• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

Business Development là gì? Tất tần tật về BD trong tổ chức

Ngày đăng: 28/04/2022

Business Development là gì? Đây là vị trí góp phần quan trọng trong việc hoạch định và đưa ra các chiến lược dài hạn để phát triển kinh doanh. PDCA giúp quý bạn đọc tìm hiểu những thông tin, kiến thức hữu ích nhất về Business Development. 

1. Business Development là gì?

Business Development (BD) có nghĩa là “phát triển kinh doanh", là công việc có sự liên quan mật thiết với bộ phận Sales và Marketing, nghiên cứu thị trường, đóng góp ý tưởng và phát triển chiến lược kinh doanh.

Từ đó, tạo mối quan hệ lâu dài và gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác. Họ cũng là người tư vấn và thuyết phục khách hàng tìm hiểu, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Business development là gìVậy Business Developer là gì? Nhân viên phát triển kinh doanh được chia ra làm nhiều cấp bậc khác nhau:

Business development executive: Chuyên viên phát triển kinh doanh, là cầu nối giữa doanh nghiệp/dịch vụ/sản phẩm và khách hàng. 

Business Development Manager: Giữ vị trí quản lý cấp cao hoặc trưởng phòng, thường được coi trọng và có mức lương khá cao.

Business Development

>>> Tham khảo: Khóa học giám đốc điều hành chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

PDCA gửi tặng bạn khóa học 5 cấp độ quản lý giúp phát triển bản thân và giải phóng lãnh đạo:

 

2. Công việc của Business Development

Công việc của nhân viên vị trí Business Development là gì? Dưới đây là những công việc mà chuyên viên BD cần làm trong mỗi tổ chức/doanh nghiệp:

- Phân tích dữ liệu, thông tin khách hàng: Nhận thông tin khách hàng từ bộ phận Marketing, sau đó tiến hành rà soát thông tin để lọc ra khách hàng có giá trị cao và gửi đến bộ phận Sales.

- Duy trì mối quan hệ với khách hàng: Liên hệ các mối quan hệ thông qua nhiều phương tiện khác nhau như gmail, điện thoại,..

- Thuyết phục khách hàng: Phối hợp bộ phận khác tiến hành tổ chức buổi thuyết trình về dịch vụ của công ty trước khách hàng.

- Đề xuất chương trình: Dựa vào tính khả thi của của hoạch định dự án để cập nhật sản phẩm - dịch vụ.

- Báo cáo công việc.

business development

>>>> Xem thêm: Giám đốc kinh doanh là gì? Những điều cần biết về vị trí CCO

3. Tìm hiểu vị trí Business Development Manager

3.1. Business Development Manager là gì?

“Business Development Manager” dịch ra là “Giám đốc phát triển kinh doanh” hay còn gọi “Quản lý phát triển kinh doanh“. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là chịu trách nhiệm chính cho hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, công việc của vị trí này là xác định các khách hàng tiềm năng và giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Business development manager

3.2. Trách nhiệm của Business Development Manager

Ngoài việc chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh, giám đốc phát triển kinh doanh còn có nhiệm vụ khác như:

  • Tìm thêm các cơ hội kinh doanh mới.
  • Lập danh sách các khách hàng tiềm năng và mở rộng quy mô.
  • Phân tích tình hình kinh doanh ở thời điểm hiện tại và đưa ra những dự đoán về hướng phát triển trong tương lai.
  • Đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để đổi mới hoạt động kinh doanh.
  • Xét duyệt và xử lý hợp đồng.

3.3. Yêu cầu đối với vị trí này

Ngoài những yêu cầu về kỹ năng mềm, thành thạo các công cụ như Word, Excel, các yêu cầu của vị trí này là:

  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, ngoại giao và thuyết phục tốt.
  • Khả năng lãnh đạo và quan sát.
  • Khả năng quản lý thời gian.
  • Thành thạo các kỹ năng như: ngoại ngữ và tin học văn phòng.
  • Nhạy bén với thị trường.
  • Hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh, các hoạt động hoặc chiến lược có thể thay đổi lợi nhuận và dòng tiền.
  • Có kiến ​​thức về xử lý hồ sơ dự thầu, chiến lược đấu thầu, đề xuất giải pháp, phối hợp với các phòng ban.
  • Khả năng áp dụng các kiến ​​thức kỹ thuật và đạt được kết quả đầu ra như mong đợi.
  • Chuẩn bị và xem xét các tài liệu mang tính kỹ thuật.
  • Có động lực hoàn thành mục tiêu, cải tiến công việc hiệu quả.
  • Xác định hoạt động bán hàng, thị trường tiềm năng.
  • Đề xuất hiệu quả, các cơ hội phát triển kinh doanh với khách hàng.
  • Biết cách thu hút khách hàng, cung cấp câu trả lời cho những rào cản ngắn hạn.
  • Thường xuyên tương tác với khách hàng, xây dựng mạng lưới khách hàng tiềm năng.

business development là gì

3.4. Mức lương của Business Development Manager

Business Development Manager được đảm nhiệm vị trí người quản lý cấp cao. Do đó, mức thu nhập tại vị trí này cũng tương đối cao.

Mức lương trung bình của người đảm nhiệm sẽ dao động trong khoảng 40 triệu đồng/tháng. Thậm chí, nhiều người còn có thể kiếm được khoản thu nhập trên 100 triệu đồng/tháng.

>>>> Xem thêm: BDM là gì? Những điều cần biết về BDM trong doanh nghiệp

4. Tìm hiểu vị trí Business Development Executive

4.1. Business Development Executive là gì?

Business Development Executive được dịch nghĩa là “nhân viên phát triển kinh doanh". Không chỉ có vai trò phát triển lợi nhuận, BD Executive còn phải liên tục tìm nguồn cung ứng khách hàng mới, đưa ra chiến lược phát triển mới phù hợp doanh nghiệp.

Business Development Excecultive

4.2. Mô tả công việc Business Development Executive

Họ là cầu nối trung gian giữa khách hàng và sản phẩm/dịch vụ. Về cơ bản, công việc của vị trí này đó là mở rộng phát triển thị trường, nâng cao chiến lược bán hàng và kết nối đối tác.

4.3. Yêu cầu đối với Business Development Executive

Ứng cử viên ngành cho vị trí chuyên viên phát triển kinh doanh cần xuất phát từ những trường lớp có đào tạo chuyên môn phù hợp.

Một số yêu cầu để trở thành nhân viên phát triển là:

  • Bằng cấp Cao đẳng/Đại học liên quan đến các ngành kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh.
  • Có kinh nghiệm ít nhất 6 tháng thuộc lĩnh vực liên quan như: Kinh doanh, quản lý kinh doanh,...
  • Chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng cấp Thạc sĩ, Tiến sĩ trở lên.

business development là gì

4.4. Mức lương của Business Development Executive

Đối với vị trí Business Development Executive thường có mức thu nhập tương đối cao. Thông thường, mức thu nhập trung bình của vị trí nhân viên phát triển rơi vào khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng

Tuy nhiên, để nhận mức thu nhập cao cần phải đạt những mục tiêu sau:

  • KPI của phòng, ban.
  • Số khách hàng được kết nối.
  • Số lượng hợp đồng.
  • Lượng tương tác từ khách hàng.

5. Business development khác gì sale?

Sales và Business Development đều làm việc với khách hàng, nhưng hai vị trí này thực chất có sự khác biệt. Có thể phân biệt theo 2 cách: Theo bản chất công việc và theo hành trình mua hàng như sau.

5.1. Phân biệt theo bản chất công việc

Tiêu chí Business Development Sales
Mục tiêu chính Tìm kiếm và khai thác cơ hội mới Đóng gói và bán sản phẩm/dịch vụ
Phạm vi Toàn diện, chiến lược đến thực thi Giới hạn trong việc bán
Quan hệ Tạo và duy trì mối quan hệ mới Duy trì và phục vụ khách hàng hiện tại
Kỹ năng Đàm phán, nghiên cứu, chiến lược Bán hàng, chăm sóc khách hàng
Quá trình Dài hạn Ngắn hạn, tập trung vào giao dịch
Kết quả mong muốn Mở rộng thị trường, hợp tác Doanh số, lợi nhuận

5.2. Phân biệt theo hành trình khách hàng

Để bán sản phẩm hoặc dịch vụ, công ty cần hiểu tâm lý khách hàng qua 5 giai đoạn theo hành trình khách hàng:

  • Nhận biết: Khách hàng nhớ đến thương hiệu đã biết.
  • Cân nhắc: Tìm hiểu thông tin sản phẩm/dịch vụ thông qua nhiều kênh.
  • Mua hàng: Quyết định mua khi đã tin tưởng và chắc chắn về thông tin đã có.
  • Quay lại: Quay lại mua hàng vì hài lòng với sản phẩm, dịch vụ.
  • Ủng hộ: Khách hàng trung thành và có thể giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người khác.

Sự khác biệt ở đây chính là:

  • Business Development tập trung vào giai đoạn Nhận biết và Cân nhắc bằng việc tiếp cận và tiếp thị sản phẩm.
  • Sales bắt đầu từ quyết định mua hàng của khách, tư vấn và xây dựng mối quan hệ, đảm bảo họ quay lại và tiếp tục ủng hộ.

phân biệt business development và sale

PDCA gửi tặng bạn khóa học 5 cấp độ quản lý giúp phát triển bản thân và giải phóng lãnh đạo:

 

Những bài viết nổi bật:

Hy vọng với thông tin về bài viết Business Development là gì, quý bạn đọc đã có thể hiểu được tầm quan trọng của bộ phận phát triển kinh doanh. Để đảm nhiệm tốt vai trò người quản lý cũng cần đòi hỏi tính chuyên môn cao.

Đừng ngần ngại liên hệ với trường đào tạo CEO PDCA qua hotline: 0899.598.668 để được tư vấn và hỗ trợ đào tạo năng lực tốt nhất nhé!


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2