Ngày đăng: 02/05/2023
Tại sao lãnh đạo phải giải phóng khỏi sự vụ?
Tại sao PDCA luôn định hướng cho các học viên của mình:
Ngừng làm việc chuyên môn, giá trị nhỏ
Tập trung vào các hoạt động tạo ra giá trị khổng lồ cho doanh nghiệp như: Hoạch định mục tiêu, xây dựng chiến lược kinh doanh?
Hãy cùng Trường doanh nhân PDCA đi tìm lời giải trong bài viết này nhé!
Chiến lược, lần đầu tiên xuất hiện, nguồn gốc từ Hy Lạp là strategos, là một thuật ngữ trong lĩnh vực quân sự, với ý nghĩa là kế hoạch bày binh bố trận và phân bố lực lượng để đánh thắng kẻ thù.
Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch hành động nhằm đạt được mong đợi của các bên liên quan (Khách hàng, cổ đông, nhân viên,...), dựa trên cách sử dụng nguồn lực nội bộ và thay đổi từ môi trường bên ngoài.
Một khái niệm thường gắn liền với chiến lược kinh doanh là CẠNH TRANH.
Chiến lược tạo nên sự khác biệt và đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Hai đối thủ cạnh tranh không thể cùng tồn tại nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau, phải tạo ra sự khác biệt mới có thể tồn tại.
Và sự khác biệt ấy phải đem lại giá trị hữu dụng cho khách hàng.
Có thể bạn sẽ bất ngờ, nhưng chính những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế cho bạn.
>>> Tham khảo: Chỉ số kinh doanh là gì? Các chỉ số kinh doanh cần quan tâm
Nói đơn giản là giúp nhân sự các cấp hiểu được mình phải đi đâu, đi như thế nào, đạt được gì. Càng cụ thể, rõ ràng, minh bạch, càng giúp tăng tính liên kết và hiệu quả vận hành của bộ máy doanh nghiệp.
Bất kỳ công ty nào, dù lớn hay nhỏ, đều cần có chiến lược kinh doanh.
Vì nếu không có chiến lược kinh doanh, Chủ doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng điều hành theo bản năng hoặc “đẽo cày giữa đường”, về lâu dài sẽ bộc lộ rất nhiều tệ đoan.
Nói tóm lại, xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp bạn bứt phá trên đường đua thương trường.
Ngược lại, chiến lược sai là rủi ro trong quyết định đầu tư, sẽ kéo sức mạnh, vị thế, uy tín của công ty bạn lùi lại, thậm chí phải rời khỏi đường đua.
Nếu đã nắm được tầm quan trọng, vậy bay giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu How - Cách làm nhé!
>>> Tham khảo: Quy trình kinh doanh là gì? Cách lập sơ đồ quy trình kinh doanh
Chiến lược không thể nào là một bản đồ đơn lẻ, tách rời khỏi tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và mục tiêu của công ty.
Vì sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi xác định lý do tồn tại, bức tranh tương lai và những nguyên tắc bất biến công ty theo đuổi.
Mọi mục tiêu, hành động của công ty phải được xây dựng và phát triển để đảm bảo sự ổn định của các giá trị trên, đồng thời phải thích nghi với các thay đổi từ nguồn lực bên trong và biến động thị trường.
Điều này đồng nghĩa, bạn phải mạnh dạn từ chối, nói “Không!” với một số khách hàng, một số định hướng không đảm bảo giá trị, mục tiêu doanh nghiệp đã cam kết.
Ở bước này, bạn cần phải đánh giá được nội lực bên trong và môi trường bên ngoài chính xác thì mới xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty.
Thật ra bước này có một cái tên quen thuộc nếu PDCA gọi nó là đánh giá: Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức, đúng không ạ?
Chính xác!
Đó là mô hình SWOT!
Điểm mạnh và điểm yếu chính là hai yếu tố nguồn lực bên trong mà doanh nghiệp có thể tìm cách điều chỉnh, cải thiện.
Còn cơ hội và thách thức là yếu tố từ môi trường bên ngoài mà bản thân doanh nghiệp rất khó kiểm soát, thay đổi.
Ví dụ như thời gian gần đây (Quý I/2023), Từ chiến tranh, giá xăng dầu biến động, tới kiềm chế lạm phát bằng cách tăng lãi vay ngân hàng,... đều là những biến động khôn lường đang ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp tới tình hình kinh doanh của nhiều công ty.
Tại bước này, bạn phải xác định yếu tố nào là lợi thế cạnh tranh khác biệt của bạn so với đối thủ.
Bước này dù PDCA miêu tả rất ngắn nhưng lại là “giai đoạn cam go” nhất.
Tại đây, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh vượt ngoài “trang chiến lược trên giấy”.
Đó là lý do bước tiếp theo luôn cần thiết
Chúng ta phải kiểm soát thành quả liên tục theo từng giai đoạn.
Đánh giá tiến độ và hiệu quả để có sự điều chỉnh kịp thời hoặc để không lặp lại vào lần tiếp theo.
Vì như PDCA đã nói ngay từ đầu, khác với sự ổn định của tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu cốt lõi,
Chiến lược phải bắt kịp, thậm chí đón đầu với những thay đổi của thị trường, môi trường bên ngoài.
Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh PDCA vừa chia sẻ trên cũng chỉ là một định hướng cơ bản.
Nếu Chủ doanh nghiệp muốn đi sâu vào từng lĩnh vực,
Để BÁNH XE CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP “vừa to vừa tròn”
Dẫn đầu bứt phá trên thương trường
Thì hãy tìm hiểu về KHÓA HỌC CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP DẪN ĐẦU.
Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan: