• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

7 chức năng của quản trị doanh nghiệp nhất định phải biết

Ngày đăng: 28/04/2022

Nhiều bạn khi bước chân vào môi trường kinh tế có thắc mắc rằng chức năng của quản trị doanh nghiệp? Chúng có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Trong bài viết này, PDCA sẽ giải đáp những câu hỏi được đặt ra xoay quanh cụm từ này. Các nội dung dưới đây có thể giúp bạn biết thêm một số kiến thức bổ ích trước khi đến với con đường kinh doanh. Hãy theo dõi ngay nhé!

>>>> Xem thêm: Đào tạo lãnh đạo - công thức giúp CEO quản lý nhân sự hiệu quả

1. Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh có thể được hiểu đơn giản là việc thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh của cá nhân hoặc tổ chức. Bao gồm mọi khía cạnh của việc giám thị và giám sát các hoạt động kinh doanh. Những lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới công việc quản trị kinh doanh như: Kế toán, Marketing và tài chính.

Quản trị kinh doanh là gì?

>>>> Tham khảo: Khoá học đào tạo quản lý chuyên nghiệp

2. 7 Chức năng của quản trị doanh nghiệp

Như đã khẳng định, quản lý hoạt động kinh doanh giữ vai trò quyết định hàng đầu đối với sự thành công của doanh nghiệp. Nhà quản trị phải thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hữu hiệu và hiệu quả thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Dưới đây là 6 chức năng của quản trị doanh nghiệp mà chúng tôi tổng hợp được: 

2.1 Hoạch định chiến lược

Trong bốn chức năng cốt lõi ở trên, thành tố hoạch định chiến lược giữ vai trò quyết định. Chiến lược chính là con đường, chọn nhầm đường thì chắc chắn chẳng thể đến nơi. Còn nếu xác định đúng chiến lược, mà thành tố còn lại làm chưa tốt thì vẫn có thể đến đích với nhiều thời gian hơn.

Chức năng của quản trị kinh doanh là hoạch định chiến lược

Nhiều người chưa phân biệt được hai khái niệm: Chiến lược và chiến thuật. Chiến lược là đường đi, còn chiến thuật lại là cách để đi ở trên con đường ấy. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại quá chú tâm vào chiến thuật mà không để ý đến chiến lược. Thậm chí, một số trường hợp còn không định hình về chiến lược của công ty trong bản kế hoạch.

>>>> Xem thêm: Top 3 khoá học quản trị kinh doanh online ngắn hạn

2.2 Các cấp chiến lược

Một khía cạnh nữa của quản trị chiến lược đề cập đến các cấp của tổ chức mà các vấn đề chiến lược được áp dụng. Các nhà quản trị thường cho rằng có ba cấp chiến lược cần phải hoạch định bao gồm: Chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp chức năng.

Chiến lược cấp công ty trả lời câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu trong ngành? Nhà quản trị thường đặt ra câu hỏi này khi xem xét cấp chiến lược này. Chiến lược cấp công ty xem tổ chức như một tổng thể, sự kết hợp các đơn vị kinh doanh và dòng sản phẩm để tạo nên một thực thể của công ty. Một số hành động chiến lược ở cấp này: sự tăng hay giảm các đơn vị kinh doanh mới, các nhà máy, hay các dòng sản phẩm và liên doanh với những công ty khác ở những lĩnh vực mới.

Chiến lược cấp kinh doanh (chiến lược cạnh tranh) trả lời câu hỏi: Chúng ta cạnh tranh như thế nào? Chiến lược liên quan đến từng đơn vị kinh doanh hay dòng sản phẩm. Các quyết định ở cấp này thường liên quan đến hoạt động truyền thông, nghiên cứu và phát triển, các sự thay đổi sản phẩm, thiết bị và các phương tiện, và việc mở rộng hay thu hẹp dòng sản phẩm, dịch vụ. Đối với việc cạnh tranh, có ba chiến lược cốt lõi: Chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hoá và chiến lược tập trung.

Chiến lược cung  cấp chức năng trả lời câu hỏi: Làm thế nào để chúng ta hỗ trợ chiến lược cấp kinh doanh? Các chiến lược chức năng liên quan đến các bộ phận chức năng trong phạm vi một đơn vị kinh doanh. Các chiến lược này bao hàm tất cả các chức năng chủ yếu của doanh nghiệp như tài chính, nhân sự, nghiên cứu và phát triển, marketing, sản xuất,...

 

PDCA gửi tặng bạn khóa học 5 cấp độ quản lý giúp phát triển bản thân và giải phóng lãnh đạo:

 

2.3 Quy trình hoạch định chiến lược

Quy trình hoạch định chiến lược bao gồm ba giai đoạn. Đầu tiên là phải xác định được nguồn lực đang có dựa trên yếu tố định lượng và định tính. Tiếp theo, nhà quản trị cần phải xác định được mục tiêu hoạt động. Bốn mặt trận chính bao gồm: tài chính, dịch vụ khách hàng, quy trình nội bộ và học tập-phát triển. Cuối cùng là xây dựng phương án đạt được mục tiêu. Tùy thuộc vào mỗi mục tiêu và nguồn lực, bối cảnh mà sẽ có các quyết định khác nhau.

Quy trình hoạch định chiến lược sẽ tuỳ thuộc vào mục tiêu và nguồn lực

2.4 Tổ chức thực hiện

Hoạt động tổ chức là việc triển khai các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược. Chức năng tổ chức bao gồm phân công lao động thành các bộ phận với công việc cụ thể, xây dựng các tuyến quyền hành chính thức và tạo ra cơ chế phối hợp các nhiệm vụ khác nhau trong tổ chức. Kết quả kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tương thích giữa cấu trúc của tổ chức với chiến lược và môi trường.

>>>> Tham khảo: Lớp học quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.5 Điều khiển chỉ huy

Mỗi tổ chức luôn có yếu tố con người. Công việc của nhà quản trị là đạt được mục tiêu của tổ chức thông qua người khác. Đây chính là chức năng thứ ba - lãnh đạo. Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác để đạt được mục tiêu. Chức năng này mang đặc tính tương tác hai chiều, xuất hiện trong sự tương tác giữa những cá nhân với nhau. 3 khía cạnh về lãnh đạo là con người, sự ảnh hưởng và các mục tiêu.

Điều khiển chỉ huy để đạt được mục tiêu thông qua người khác

2.6 Kiểm tra giám sát

Sau khi mục tiêu, kế hoạch, cơ cấu tổ chức được xác định và đội ngũ nhân sự đã chuyên nghiệp thì sai sót vẫn có thể xảy ra. Nhà quản trị phải giám sát và đánh giá kết quả công việc để đảm bảo chất lượng. Kết quả thực tế cần được so sánh với các mục tiêu ban đầu. Điều đó giúp nhà quản trị có những quyết định quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Chức năng kiểm soát bao gồm các quá trình giám sát, so sánh, sau đó là hiệu chỉnh.

>>>> Xem thêm: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

2.7 Điều chỉnh

Chức năng kiểm tra giám sát là tiền để để hoạt động điều chỉnh được diễn ra. Nhà quản lý hoạt động kinh doanh cần nhận thức được mức độ hoàn thành của công việc theo mục tiêu đã xác định.

Từ đó, những sự điều chỉnh được đưa để hoàn thành mục đích tổng thể đã đặt ra. Việc điều chỉnh có thể được thực hiện hoặc không phụ thuộc vào kết quả của quá trình kiểm tra. Đây là một trong những chức năng của quản trị doanh nghiệp khá quan trọng nhưng chưa nhiều nhà lãnh đạo, quản lý thực hiện được. 

Điều chỉnh các hoạt động diễn ra để hoàn thành mục tiêu

3. Lợi ích của quản trị kinh doanh đối với doanh nghiệp

Vừa rồi, các bạn đã tìm hiểu khái niệm về quản trị kinh doanh. Tiếp theo, PDCA sẽ tiếp tục giải đáp về câu hỏi "Lợi ích của quản trị kinh doanh là gì?" Sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh sẽ là cả một quy trình vận hành đầy phức tạp. Quy trình đó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố vi mô, vĩ mô khác nhau. Hệ thống quản trị phải có sự kiểm soát hợp lý để doanh nghiệp phát triển như kỳ vọng.

Lợi ích của quản trị kinh doanh đối với doanh nghiệp

Quản trị kinh doanh ra đời và giữ vai trò quan trọng đối với các tổ chức. Hoạt động này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hệ thống, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận,… Nền kinh tế thế giới đang có sự phát triển không ngừng. Do đó, ngành quản trị kinh doanh đã trở thành một trong những ngành đào tạo mang tính truyền thống. Đồng thời, công việc này cũng trở thành ngành nghề rất cần thiết hiện nay. Công việc của ngành quản trị kinh doanh vô cùng phong phú với các vị trí, nhiệm vụ khác nhau.

 

PDCA gửi tặng bạn khóa học 5 cấp độ quản lý giúp phát triển bản thân và giải phóng lãnh đạo:

 

Những bài viết nổi bật khác:

Việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh, bao gồm tất cả các khía cạnh và những lĩnh vực liên quan là vai trò chính của người quản trị. Nội dung bài viết vừa rồi đã giải đáp một cách chi tiết về các chức năng của quản trị doanh nghiệp. Trường đào tạo PDCA hy vọng đã cung cấp thêm thông tin giúp bạn vững bước trên con đường kinh doanh sắp tới. Nếu bạn có thêm thắc mắc thì đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhé!


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2