• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

Ma trận BCG (Boston) là gì? Tìm hiểu về cách tính ma trận BCG

Ngày đăng: 31/05/2022

Ma trận BCG là gì? Ý nghĩa của ma trận thể hiện mối liên hệ tăng trưởng và thị phần. Mô hình này nhằm giúp marketers nhắm đúng mục tiêu khách hàng. Bạn đang mong muốn tìm hiểu về một phương pháp hỗ trợ định vị doanh nghiệp. Vậy thì bài viết sau đây mà PDCA chia sẻ sẽ giúp bạn khám phá được một trang kiến thức bổ ích mới. Hãy cùng tham khảo ngay nhé! 

>>>> Tham khảo: 5 bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả nhất năm 2022

1. Ma trận BCG là gì?

Ma trận Boston hay BCG được tạo bởi Boston Consulting Group. Mô hình này cung cấp cho doanh nghiệp một khuôn khổ để phân tích sản phẩm theo tăng trưởng và thị phần. Từ năm 1968, phương pháp đã giúp các công ty hiểu rõ mặt hàng nào là tốt nhất để nhân cơ hội tận dụng thị phần phát triển mạnh mẽ. BCG được phân bổ thành 4 phần sau đây:

  • Con chó: Những sản phẩm ở đây có mức tăng trưởng thấp với thị phần thấp.
  • Dấu hỏi: Tại đây thị trường tăng trưởng của mặt hàng cao nhưng thị phần thấp.
  • Ngôi sao: Sản phẩm sẽ có thị trường tăng trưởng lớn với thị phần rộng.
  • Bò sữa: Ngành hàng nằm trong thị trường tăng trưởng thấp nhưng thị phần lớn.

ma trận bcg là gì

2. Ý nghĩa của ma trận BCG là gì?

Ma trận chia sẻ tăng trưởng được tạo từ thế kỷ 20 và đã từng được hơn nửa số công ty năm trong Top 500 Fortune sử dụng. Cho tới bây giờ đây vẫn là một lý thuyết được giảng dạy trong chương trình học của ngành kinh tế. Ý nghĩa thực tiễn của ma trận thể hiện qua những nội dung sau:

  • Công cụ hữu ích giúp phân chia nguồn đầu tư cho công ty hợp lý.
  • Một mặt nhỏ của bức tranh tổng quan về vấn đề hiện tại của doanh nghiệp.
  • Phương pháp ít có thành quả dự báo cho tương lai.
  • Ma trận bỏ qua tới các khía cạnh liên quan môi trường bên ngoài.
  • Có những sai sót dựa trên giả định được xác định từ mô hình.

Ma trận BCG

>>>> Xem ngay: Khóa học mô hình kinh doanh - Giải pháp "vàng" của Start-up

3. Cách xây dựng ma trận BCG

Hai nhân tố chính là thị trường và thị phần được đặt trên trục tung và trục hoành. Bên cạnh đó, có những yếu tố bổ sung khác tạo thành một ma trận. Khi bạn ghép các thành phần lại thì sẽ được kết quả sau:

Ngôi sao: Đại diện cho sản phẩm với sức cạnh tranh tốt trên thị trường với nhiều đối thủ mạnh. Với vị trí biểu tượng nằm ở đây đòi hỏi các doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực lớn. Bởi vì ngôi sao cần khả năng tài chính dồi dào để duy trì lượng khách hàng đang có và mở rộng hơn.

Bò sữa: Hình ảnh cho loại sản phẩm với tốc độ tăng trưởng thấp nhưng thị trường người mua hàng lớn. Ở một phần tư trong góc này, doanh nghiệp đã chiếm được lòng trung thành của khách hàng, nên chỉ cần duy trì lợi thế cạnh tranh.

Dấu hỏi: Đặc trưng của những mặt hàng nằm ở vị trí tăng trưởng cao, nhưng lại chỉ có phần tiêu thụ hạn hẹp. Sản phẩm có thể có tiềm năng trong tương lai, nhưng cần phải tập trung sức mạnh của công ty để xây dựng chiến lược cạnh tranh. Đây sẽ là bài toán lớn cho các doanh nghiệp trong hoàn cảnh này.

Chó (hay chó mực): Thể hiện cho hàng hóa đang rơi vào thị trường kém hấp dẫn và có tỷ trọng bán ra thấp trong sơ đồ. Khi ở trong bối cảnh này, doanh nghiệp thường hiếm khi bỏ tiền ra để đẩy sản phẩm. Nếu có thì nhà quản trị sẽ chỉ cố gắng thu hồi đủ vốn để kịp thời rút lui.

PDCA gửi tặng bạn khóa học 5 cấp độ quản lý giúp phát triển bản thân và giải phóng lãnh đạo:

mô hình BCG

4. Ưu và nhược điểm của ma trận BCG

Trong phần này, PDCA sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về ma trận BCG và có được cái nhìn tổng quát nhất. Dưới đây là những đánh giá cụ thể về mô hình Boston Consulting Group.

Ưu điểm: Những lợi ích mà mô hình đem lại

  • Dễ thực hiện.
  • Giúp bạn hiểu về các vị trí chiến lược của danh mục kinh doanh.
  • Đây là điểm khởi đầu tốt để phân tích chi tiết hơn.

Matrix BCG

Nhược điểm: Một số điểm hạn chế chính của ma trận như sau:

  • Chỉ có bốn góc phần tư phân loại doanh nghiệp. Điều này có thể gây nhầm lẫn khi phân loại đơn vị kinh doanh ở giữa.
  • Không định nghĩa "thị trường" là gì. Công ty thực chất ở vị trí bò sữa có thể bị xếp thành chó, hoặc ngược lại.
  • Việc bỏ qua yếu tố bên ngoài có thể làm thay đổi tình hình một cách mạnh mẽ.
  • Thị phần và tăng trưởng ngành không phải là điều duy nhất tạo ra lợi nhuận. Ngoài ra, thị phần cao chưa chắc chắn lợi nhuận cao.
  • Bị phủ nhận sự cộng hưởng giữa các đơn vị khác nhau cùng tồn tại. Chó có thể quan trọng ngang bò sữa nếu vị trí này giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh cho phần còn lại.

>>>> Xem thêm: Mô hình 5M là gì? Cách áp dụng mô hình 5M trong doanh nghiệp

5. Phân tích ma trận Boston nhanh chóng

Bạn muốn biết một ma trận Boston có hiệu quả hay không thì cần phải phân tích đầy đủ các yếu tố là: ngôi sao, bò sữa, dấu hỏi chấm và con chó một cách chi tiết. Sự thành công từ việc kết hợp này được thể hiện như sau:

5.1 Ngôi sao

Hiện tại các sản phẩm trong vùng ngôi sao có khả năng cạnh tranh tốt so với các đối thủ khác. Thông thường, doanh nghiệp được xếp vào vị trí này phải có nguồn lực lớn để duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành hàng. Nếu tốc độ tăng trưởng giảm nhưng vẫn giữ thị phần đáng kể thì ngôi sao sẽ dịch chuyển trở thành sữa.

5.2 Bò sữa

Sau nhiều năm ra mắt thị trường, doanh nghiệp có thể không giữ được sức tăng trưởng thị trường. Đây là hình ảnh của con bò sữa. Mặc dù vậy, công ty đã có một thị phần lớn trong thị trường bão hòa. Khả năng kinh doanh nâng cao tỷ trọng doanh thu không còn cao nữa. Vì thế, các khoản đầu tư được hạn chế lại. Điều này góp phần mang lại sự ổn định lợi thế.

mô hình Boston

5.3 Dấu chấm hỏi

Các dự án khởi nghiệp mạo hiểm thường bắt đầu ở dấu chấm hỏi, bởi vì tại đây có sức phát triển cao nhưng khu vực tiêu thụ thì thấp. Do vậy, doanh nghiệp có khả năng trở thành người tiên phong (ngôi sao), ngược lại con chó sẽ xuất hiện. Nhà đầu tư cần phải phân tích cẩn thận trước khi đưa ra quyết định.

5.4 Con chó

Con chó là hình ảnh dùng để nói đến những sản phẩm với khả năng phát triển chậm hoặc đang suy giảm và thị trường tiêu thụ nhỏ. Người lãnh đạo ở trong hoàn cảnh này chỉ cố gắng để hòa vốn vì tài chính để duy trì doanh nghiệp gần như không có. Bên cạnh đó, đa phần công ty khi trở thành con chó không còn khả năng gọi vốn cao.

>>>> Tham khảo:  Mô hình OGSM là gì? Những điều cần biết về mô hình OGSM

6. Ví dụ về ma trận BCG của Apple

Apple có 2 sản phẩm thuộc danh mục Cash Cow đó là Apple iTunes và MacBook. Trong những năm qua, iTunes và MacBook đã đạt được vị trí rất cao trong danh mục sản phẩm chủ yếu của hãng công nghệ này.

Sản phẩm điện thoại iPhone của thương hiệu Apple chắc chắn là Ngôi sao. Với mỗi lần ra mắt sản phẩm mới của, một kỷ lục bán hàng mới lại được thiết lập. Những sản phẩm máy tính bảng iPad và đồng hồ Apple Watch cũng được coi là Ngôi sao và hiện đang trong quá trình chuyển đổi để trở thành Cash Cow cho công ty.

Apple iPod và Apple TV được xếp vào danh mục SBU Chó khi chúng không tạo được tác động đáng kể trên thị trường. 

ma trận bcg

7. Những chiến lược cụ thể dựa vào việc phân tích BCG như thế nào?

Sau khi phân tích ma trận BCG, PDCA sẽ đưa ra những ví dụ về 4 chiến lược cụ thể. Mục đích là nhằm giúp các bạn có thể hiểu rõ và biết cách vận dụng những kiến thức này.

7.1 Chiến lược xây dựng

Đây là một hoạt động mà chủ đầu tư sẽ thực hiện phát triển quản trị sản phẩm bằng cách gia tăng thị phần. Đa số các kế hoạch được áp dụng lên nhóm doanh nghiệp dấu hỏi chấm. Ví dụ như việc thúc đẩy dấu chấm hỏi hướng vào ngôi sao và cuối cùng tập trung vào con bò sữa. Điều này rất dễ tạo ra được chuỗi thành công.

ma trận bcg

7.2 Chiến lược nắm giữ

Chiến lược nắm giữ đề cập việc mà doanh nghiệp sẽ đầu tư hoặc cam kết để đầu tư vào một mặt hàng thuộc một góc phần tư của thị phần. Ví dụ như một ngôi sao có thể nhận khoản đầu tư lớn sau đó chuyển thành một con bò sữa. Cuối cùng, mục đích chính để tối đa hóa khả năng phát triển và sản sinh lợi nhuận.

ma trận bcg

7.3 Chiến lược thu hoạch

Chiến lược thu hoạch chính dành cho nội dung liên quan đến thị trường tiêu thụ của con bò sữa. Tại vị trí này, công ty sẽ giảm số tiền đầu tư. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo sẽ cố gắng lấy nguồn tiền tốt nhất từ sản phẩm để tăng lợi nhuận chung. Giải thích cụ thể vấn đề là vì điều kiện ngành hành hiện tại phần trăm phát triển rất thấp nhưng đã sẵn có thị phần nên vẫn đem lại nguồn thu cố định.

7.4 Chiến lược thoái vốn

Trong tất cả các chiến thuật được nhắc tới thì thoái vốn thể hiện cách quan sát và đưa ra quyết định. Những trường hợp về việc tiêu thụ tốt hoặc không thì sẽ được áp dụng phương pháp này. Tại đây, thị phần con chó thường sẽ được rút vốn để giải phóng số tiền mà doanh nghiệp bị đóng băng lại.

8. Những lưu ý khi sử dụng ma trận BCG

Khi bạn đã đi qua hết các phần để nắm vững kiến thức về BCG thì sau đây PCDA xin đưa ra những lưu ý cần thiết khi sử dụng mô hình:

  • Thị trường phát triển cũng là thước đo không đầy đủ về sự hấp dẫn.
  • Thị trường chia sẻ là thước đo về năng lực tạo ra lợi nhuận của hàng hóa.
  • Nếu như chỉ tập trung vào thị trường phát triển và chia sẻ thì công ty sẽ bỏ qua những yếu tố khác. Các yếu tố này ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của sản phẩm.
  • Vòng đời của các ngành hàng có khả năng không giống nhau và quy về một chuẩn chắc chắn.

ma trận BCG

Những bài viết cùng chủ đề khác:

Qua bài viết " Ma trận BCG (Boston) là gì? Tìm hiểu về cách tính ma trận BCG" hy vọng rằng mọi người đã có được những kiến thức hữu ích. Trong kỷ nguyên mới quản trị, các nhà lãnh đạo hầu như không còn sử dụng nhiều mà chỉ coi nó như lý thuyết để tham khảo. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn về chủ đề xoay quanh người quản lý thì hãy liên hệ ngay với trường doanh nhân CEO PDCA để được tư vấn.


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2