• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì? Các mô hình và ứng dụng

Ngày đăng: 10/05/2022

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì? Vì sao cơ cấu tổ chức lại đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp? Các mô hình trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có ứng dụng như thế nào? Người quản trị cần xây dựng cơ cấu tổ chức ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn. Hãy cùng PDCA tìm hiểu ngay nhé!

>>>> Tham khảo: Khoá học văn hoá doanh nghiệp ở đâu uy tín, chất lượng?

1. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp là gì?

Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp là loại biểu đồ mô tả trực quan về tính năng, hình dạng hoặc hình ảnh thể hiện cá nhân trong doanh nghiệp. Sau đây là những vai trò quan trọng của sơ đồ tổ chức trong doanh nghiệp như sau: 

  • Sơ đồ thể hiện trực quan hệ thống vị trí, thứ bậc, cấu trúc nội bộ doanh nghiệp.
  • Giúp nhân sự hiểu rõ công việc của mình.
  • Sơ đồ làm rõ vai trò, nhiệm vụ của các bộ phận.
  • Giúp dễ dàng lưu trữ cách thức liên hệ của nhân viên.
  • Hỗ trợ bộ phận quản lý nắm rõ số lượng nhân viên.
  • Giúp nhân viên hiểu được lộ trình phát triển của bản thân.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

2. Cách xây dựng sơ đồ tổ chức công ty đơn giản

Trước khi tạo dựng sơ đồ tổ chức, doanh nghiệp cần nghiên cứu và lựa chọn mô hình phù hợp. Dưới đây là một số cách xây dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản mà các công ty có thể tham khảo:

2.1 Xác định loại cơ cấu tổ chức

Việc doanh nghiệp xây dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sao cho hợp lý và thể hiện rõ mối tương quan giữa các đối tượng trong công ty. Vì vậy, quá trình trả lời cho 2 câu hỏi trên sẽ giúp doanh nghiệp xác định được loại cơ cấu tổ chức. Do đó, để chọn được loại cơ cấu tổ chức phù hợp, công ty cần xác định rõ được 2 yếu tố sau:

  • Trong quy trình làm việc sẽ bao gồm những nhóm chức năng nào?
  • Trong cơ cấu tổ chức sẽ gồm có những phòng ban hay đội nhóm nào?

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì

2.2 Cách vẽ sơ đồ tổ chức

Để công ty vẽ sơ đồ tổ chức không quá phức tạp mà còn đảm bảo tính thông suốt giữa các bộ phận. Do đó, doanh nghiệp cần dựa vào những bước vẽ sơ đồ cụ thể như sau:

  • Thống kê công việc, vai trò của các phòng ban trong công ty.
  • Vẽ bảng mô tả công việc cụ thể cho từng vai trò.
  • Hoàn thiện sơ đồ.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì

PDCA gửi tặng bạn khóa học 5 cấp độ quản lý giúp phát triển bản thân và giải phóng lãnh đạo:

3. 5 mô hình tổ chức của công ty phổ biến

Hiện nay có khá nhiều các mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp được ứng dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, 5 mô hình phổ biến nhất được các công ty ưu tiên lựa chọn bao gồm:

3.1 Mô hình tổ chức ma trận

Tổ chức ma trận là mô hình được xây dựng dựa trên quyền hạn và sự hỗ trợ đa chiều theo một thể thống nhất. Đối với mô hình này, thông tin sẽ được trao đổi theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Nội dung dưới đây, PDCA đã giúp bạn đọc tìm ra một số ưu và nhược điểm của loại mô hình sau:

  • Ưu điểm:
    • Hiệu quả của quá trình giao tiếp được nâng cao.
    • Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận.
    • Thời gian đưa ra quyết định được rút ngắn.
    • Các cá nhân cũng có cơ hội được sử dụng năng lực ở nhiều tình huống khác nhau.
    • Nguồn nhân lực của công ty được sử dụng triệt để.
  • Nhược điểm:
    • Nhân viên phải làm việc dưới sự điều hành của nhiều quản lý.
    • Nguy cơ tạo nên sự xung đột giữa các quản lý.
    • Tạo ra sự thiếu trách nhiệm của nhân viên.
    • Khó có thể đánh giá hiệu quả công việc. 
    • Nhân viên khó khăn và cần nhiều thời gian hơn trong việc làm quen với mô hình.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

3.2 Cơ cấu tổ chức theo chức năng

Cơ cấu tổ chức theo chức năng là mô hình mà mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành đối với một chuyên môn khác nhau. Điều này đòi hỏi mỗi bộ phận cần có kỹ năng vững vàng, thành thạo nghiệp vụ đối với từng mảng công việc được bàn giao. Chính vì thế, ưu và nhược điểm của mô hình theo chức năng là:

  • Ưu điểm:
    • Các chỉ dẫn giữa quản lý và nhân viên rõ ràng hơn.
    • Việc lên kế hoạch và giám sát được hiệu quả hơn.
    • Có thể xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận.
    • Khả năng chuyên môn hóa ở doanh nghiệp được nâng cao.
    • Cải thiện số lượng, chất lượng sản xuất.
    • Có thể thực hiện khả năng chuyên môn hóa lao động ở cấp quản lý.
  • Nhược điểm:
    • Sự phối hợp giữa nhân viên và các bộ phận trở nên khó khăn hơn.
    • Các quyết định có khả năng không được đưa ra kịp thời.
    • Việc giám sát, thực hiện không được làm ngay lập tức.
    • Tạo nên rào cản trong công việc và sự sụt giảm hiệu quả giữa các bộ phận.
    • Có thể gây ra xung đột giữa các lãnh đạo.

mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

3.3 Mô hình tổ chức phẳng

Ở các doanh nghiệp có ít nhân sự hoặc môi trường làm việc có sự hợp tác mạnh mẽ giữa các nhân viên thì có thể lựa chọn mô hình tổ chức phẳng. Do đó, tại các công ty áp dụng mô hình này, người lãnh đạo làm việc thường không có chức danh và quyền hạn của nhân viên là ngang hàng theo hình thức tự quản lý. Sau đây là một số ưu và nhược điểm riêng của sơ đồ tổ chức phẳng:

  • Ưu điểm:
    • Công ty có thể tiết kiệm được một khoản lớn chi phí (tiền lương, thưởng, phúc lợi,...)
    • Những bộ phận không cần thiết có thể được loại bỏ.
    • Trách nhiệm của nhân viên được nâng cao.
    • Thời gian đưa ra quyết định được rút ngắn.
    • Khả năng giao tiếp được phát triển.
  • Nhược điểm:
    • Tổ chức có thể bị mất kiểm soát.
    • Việc giám sát và kết nối nhân sự có nhiều rào cản.
    • Phê duyệt các công việc trở nên khó khăn.
    • Nhân viên ít có cơ hội thăng tiến và động lực phát triển.
    • Có thể gặp nhiều căng thẳng hơn do cần nhận nhiều việc cùng một lúc.
    • Xuất hiện khoảng trống quyền lực.
    • Sự tranh giành quyền lực giữa các cấp lãnh đạo xuất hiện.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

3.4 Sơ đồ tổ chức phi tập trung

Đối với các tập đoàn lớn, có nhiều chi nhánh thì mô hình tổ chức phi tập trung hoàn toàn phù hợp. Chính vì chức năng phù hợp của mô hình, các công ty con thể báo cáo thường xuyên về trụ sở chính của tập đoàn mà không tốn quá nhiều thời gian.

  • Ưu điểm:
    • Mô hình phi tập trung giúp nhân viên hiểu rõ chức năng của công ty.
    • Cơ cấu của doanh nghiệp được quy hoạch rõ ràng hơn.
    • Quá trình hoạt động và kinh doanh trở nên thông suốt, liên tục và hiệu quả hơn.
  • Nhược điểm:
    • Việc giám sát, quản lý giữa các cơ sở, bộ phận gặp nhiều khó khăn hơn.
    • Hoạt động trao đổi thông tin trở nên khó khăn và có thể không kịp thời.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

3.5 Mô hình tổ chức phân quyền

Phân quyền là mô hình cơ cấu tổ chức truyền thống. Do đó, chức năng của tổ chức phân quyền sẽ truyền từ cấp cao nhất rồi mới đến nhân viên. Chính vì vậy, những tổ chức áp dụng mô hình mang xu hướng quan liêu và phân biệt. Những ưu điểm và hạn chế cụ thể của mô hình phân quyền là:

  • Ưu điểm:
    • Trách nhiệm và quyền hạn được xác định rõ ràng,
    • Tránh sự trùng lặp trách nhiệm, chồng chéo khi phân chia nguồn lực.
    • Nhân viên được tập trung phát triển kỹ năng chuyên môn.
    • Nhân viên có lộ trình thăng tiến cụ thể.
  • Nhược điểm:
    • Cần nhiều thời gian để đưa ra quyết định.
    • Các phòng ban thiếu sự phối hợp với nhau, có xu hướng cạnh tranh.
    • Mục tiêu chung có sự bất đồng.
    • Doanh nghiệp không thích ứng hiệu quả với áp lực môi trường và cạnh tranh.
    • Sự cách biệt trong giao tiếp giữa các cấp.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

3.6 Cơ cấu doanh nghiệp dựa trên thị trường

Cơ cấu doanh nghiệp dựa trên thị trường là một dạng khác của cơ cấu tổ chức bộ phận. Trong tổ chức này có các bộ phận dựa trên thị trường, ngành và từng loại khách hàng. Cùng tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của mô hình này:

  • Ưu điểm: Đây là một cấu trúc phổ biến tại các tổ chức có sản phẩm/dịch vụ dành riêng cho các phân khúc thị trường cụ thể. Các tổ chức đạt sẽ đạt được hiệu quả cao nếu có kiến thức chuyên môn sâu về đoạn thị trường đó. Cơ cấu này giúp doanh nghiệp nhận thức về sự thay đổi nhu cầu của các phân khúc đối tượng của mình.
  • Nhược điểm: Các bộ phận phát triển hệ thống không tương thích với nhau và dễ làm trùng lặp các hoạt động mà bộ phận khác đang xử lý bởi có quá nhiều quyền làm chủ.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

3.7 Cấu trúc công ty phân chia theo địa lý

Cấu trúc công ty phân chia theo địa lý dựa trên từng khu vực mà tổ chức hoạt động. Cấu trúc địa lý được phân chia theo lãnh thổ, vùng hoặc quận.

  • Ưu điểm: Loại cấu trúc này lý tưởng dành cho doanh nghiệp gần nguồn cung cấp hoặc khách hàng. Ngoài ra, cơ cấu này cũng tập hợp nhiều hình thức chuyên môn kinh doanh, cho phép mỗi bộ phận địa lý tự đưa ra quyết định từ các quan điểm đa dạng hơn.
  • Nhược điểm: Khi một doanh nghiệp có nhiều bộ phận marketing, mỗi bộ phận cho mỗi khu vực rất dễ gặp rủi ro khi tạo các chiến dịch cạnh tranh với các bộ phận khác trên các kênh của mình.

mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

3.8 Cơ cấu tổ chức theo quy trình

Cơ cấu tổ chức theo quy trình được thiết kế dựa trên chuỗi đầu và cuối của các quy trình khác nhau như nghiên cứu và phát triển, chuỗi cung ứng,... Cấu trúc được dựa trên quy trình không chỉ xem xét các hoạt động mà các nhân viên đang thực hiện. Mà còn xem xét cách thức hoạt động khác tương tác với nhau.

  • Ưu điểm: Cấu trúc này giúp cải thiện và tăng hiệu quả của tổ chức. Bên cạnh đó, cơ cấu này có tính thích ứng cao nên phù hợp với môi trường kinh doanh thay đổi chóng mặt.
  • Nhược điểm: Có thể gây ra rào cản giữa các nhóm, quy trình khác nhau. Từ đó làm xảy ra các vấn đề trong giao tiếp và bàn giao công việc.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì

3.9 Sơ đồ cấu trúc tổ chức vòng tròn

Loại cấu trúc này dựa trên hệ thống phân cấp, các nhân viên cấp cao chiếm các vòng trong và những nhân viên cấp thấp chiếm các vòng ngoài. Giám đốc hay các nhà lãnh đạo không được coi là người đứng đầu của tổ chức. Thay vào đó là trung tâm của tổ chức, truyền bá tầm nhìn ra bên ngoài.

  • Ưu điểm: Thúc đẩy giao tiếp và truyền đạt thông tin tự do giữa các bộ phận khác nhau. Còn cấu trúc truyền thống cho thấy các phòng ban hoặc bộ phận khác nhau là các nhánh riêng lẻ. Đối với cấu trúc tổ chức vòng tròn là một phần của một tổng thể.
  • Nhược điểm: Dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt đối với nhân viên mới. So với cấu trúc truyền thống từ trên xuống, cấu trúc hình tròn khiến nhân viên gặp khó khăn trong việc tìm hiểu xem họ sẽ báo cáo với ai và phù hợp với tổ chức như thế nào.

4. Mẫu sơ đồ tổ chức doanh nghiệp theo ngành

Nội dung cung cấp dưới đây, PDCA sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về sơ đồ tổ chức doanh nghiệp được kết hợp thực tiễn trong một số ngành phổ biến. Cùng tham khảo ngay nội dung dưới đây: 

4.1 Sơ đồ tổ chức công ty sản xuất

Công ty sản xuất là loại hình doanh nghiệp ra đời với mục đích sử dụng các nguồn lực cần thiết để tạo ra hàng hóa. Sau đó, tiến hành đem trao đổi trong thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người. Trong đó, có 2 loại hình công ty sản xuất cơ bản: Sản xuất gia công và sản xuất thương mại. 

Công ty sản xuất gia công:

Loại hình doanh nghiệp gia công thường sản xuất theo đơn hàng. Do đó, doanh nghiệp tìm đến tệp khách mới thông qua mối quan hệ giữa BOD (Board of Directors/ Ban giám đốc) và các khách hàng cũ. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ chú ý đến tiến độ sản xuất và cách tối ưu nguồn lực.

Sơ đồ tổ chức cơ bản:

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Chức năng cụ thể của từng bộ phận:

  • Hành chính - Nhân sự: Cố vấn cho lãnh đạo về tổ chức bộ máy điều hành doanh nghiệp, quản lý nhân sự, chế độ chính sách và quy chế của công ty.
  • Kế toán: Chịu trách nhiệm vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán trong công ty.
  • Sales: Bộ phận kinh doanh sẽ tiếp nhận đơn hàng, làm báo giá, chốt hợp đồng và chăm sóc khách hàng cũ.
  • Kế hoạch:  Lên kế hoạch, cân đối và điều chỉnh các nguồn lực trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất đầu ra cũng như tối ưu nguồn lực đầu vào. Sau đó, bộ phận lập kế hoạch sản xuất đảm bảo các hoạch định, chỉ tiêu định mức được đề ra, thực hiện và kiểm soát.
  • Mua hàng: Tiếp nhận và xử lý các đề xuất mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động,..  thời, bộ phận mua hàng cần đảm bảo đáp ứng cho các bộ phận khác.
  • Sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất theo kế hoạch được đề ra.
  • Kiểm soát chất lượng: Lên kế hoạch, cân đối và điều chỉnh các nguồn lực trong sản xuất. Từ đó, bộ phận kiểm soát cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa của hàng hóa đầu ra và tối ưu hóa nguồn lực đầu vào về mặt kinh tế.
  • Vận chuyển: Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng theo đúng yêu cầu.

Công ty sản xuất thương mại:

Đây là loại hình doanh nghiệp sản xuất và thương mại qua các kênh phân phối theo hệ thống cửa hàng. Công ty sản xuất thương mại là doanh nghiệp có sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng thương hiệu, chiến lược marketing và kế hoạch mở rộng thị trường.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Chức năng cụ thể của từng bộ phận:

  • Hành chính - Nhân sự: Cố vấn cho lãnh đạo về tổ chức bộ máy điều hành doanh nghiệp, quản lý nhân sự, chế độ chính sách và quy chế của công ty.
  • Kế toán: Chịu trách nhiệm vấn đề tổ chức, quản lý tài chính và kế toán trong công ty.
  • Sales: Phòng Kinh doanh cần thu thập thông tin từ các kênh phân phối, hệ thống cửa hàng hay đối tác để xác định nhu cầu và kế hoạch kinh doanh trong chu kỳ tới. Trong quy trình phát triển sản phẩm mới, bộ phận kinh doanh cũng đảm nhiệm những công việc tương tự.
  • Marketing: Chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của công ty. Là bộ phận thực hiện các bài viết nhằm quảng bá cho sản phẩm. 
  • R&D: Chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
  • Kế hoạch:  Lên kế hoạch, cân đối và điều chỉnh các nguồn lực trong sản xuất. Nhằm nâng cao năng suất đầu ra, tối ưu nguồn lực đầu vào. Lập kế hoạch sản xuất, đảm bảo các hoạch định, chỉ tiêu định mức được đề ra, thực hiện và kiểm soát.
  • Mua hàng: Tiếp nhận, xử lý các đề xuất mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động,.. và đảm bảo đáp ứng cho các bộ phận khác.
  • Sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất theo kế hoạch được đề ra,
  • Kiểm soát chất lượng: Lên kế hoạch, cân đối và điều chỉnh các nguồn lực trong sản xuất. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa của hàng hóa đầu ra và tối ưu hóa nguồn lực đầu vào trên phương diện kinh tế.
  • Vận chuyển: Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng theo đúng yêu cầu.

4.2. Sơ đồ tổ chức công ty thương mại

Công ty thương mại là loại hình doanh nghiệp chuyên mua bán hàng hóa thông qua hệ thống các cửa hàng, kênh phân phối. Do đó, cơ cấu tổ chức thường coi trọng bộ phận chiến lược, mở rộng thị trường,...

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì

4.3. Sơ đồ tổ chức công ty logistics

Sơ đồ tổ chức Logictics là loại hình công ty chuyên về chuỗi cung ứng, đầu tư và phân phối sản phẩm. Do đó, nên cơ cấu tổ chức của công ty logistics chú trọng đến hệ thống quản lý như hành chính, nhân sự, kho, sales,...

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

4.4. Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng

Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp xây dựng gồm 2 phần chính: Quy mô - Sản phẩm và dịch vụ cung cấp cốt lõi. Do đó, công ty xây dựng có 2 cơ cấu tổ chức công ty là: có và không có thi công.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì

4.5. Sơ đồ tổ chức công ty du lịch

Công ty du lịch là loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do đó, sơ đồ tổ chức cũng có những bộ phận tương tự như các loại hình công ty khác đã kể như kế toán, hành chính nhân sự, nghiệp vụ, kinh doanh,…

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

4.6. Sơ đồ tổ chức công ty vận tải

Các công ty vận tải hoạt động dựa trên hình thức vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Trong suốt quá trình vận chuyển, người giao hàng sẽ ký hợp đồng với chủ hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng ký hợp đồng đối ứng với bên vận tải để thực hiện dịch vụ.

Chức năng cụ thể của từng bộ phận:

  • Hành chính - Nhân sự: Cố vấn cho lãnh đạo về tổ chức bộ máy điều hành doanh nghiệp, quản lý nhân sự, chế độ chính sách và quy chế của công ty.
  • Kế toán: Chịu trách nhiệm vấn đề tổ chức, quản lý tài chính và kế toán trong công ty.
  • Marketing: Thường có mặt ở các công ty startup hay chưa có doanh tiếng và chịu trách nhiệm trong việc quảng cáo dịch vụ và phát triển thương hiệu.
  • Sales: Tìm kiếm và làm việc với tệp khách hàng B2B và B2C để bàn giao thông tin vận chuyển đến các bộ phận liên quan. Đối với những công ty nhỏ, nguồn khách hàng chủ yếu đến từ mối quan hệ nên sẽ không đẩy mạnh bộ phận này.
  • Vận hành: Chịu trách nhiệm cho việc vận hành được thông suốt, không bị gián đoạn, kiểm tra chất lượng hàng khi giao đến nơi quy định, chuẩn bị chứng từ, thủ tục hải quan, bố trí các container để lấy hàng,...
  • Chăm sóc khách hàng: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu từ khách hàng, lên kế hoạch, chương trình ưu đãi cho khách hàng cũ,...
  • Kiểm soát chất lượng: Giám sát các bộ phận thực hiện đúng trách nhiệm cam kết thông qua việc kiểm tra các thông tin liên quan đến khách hàng, tài xế, đơn hàng,...
  • Vận chuyển: Vận chuyển đơn hàng đến người nhận đúng thời gian quy định.

 

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

>>>> Xem thêm: Tầm nhìn sứ mệnh là gì? Những điều cần biết về tầm nhìn sứ mệnh

5. Mẫu sơ đồ tổ chức doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Bên cạnh các mẫu sơ đồ tổ chức doanh nghiệp theo ngành, còn có hai mẫu sơ đồ phân theo loại hình doanh nghiệp. Cùng xem ngay nội dung bên dưới để hiểu chi tiết cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhé!

5.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH

Công ty TNHH một thành viên là dạng công ty do một cá nhân làm chủ sở hữu, cơ cấu bao gồm các vị trí cơ bản như chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc,...

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì

5.2. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần 

Công ty Cổ phần có cơ cấu tổ chức chính gồm đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty,...

mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

6. Mẫu sơ đồ tổ chức doanh nghiệp theo bộ phận

Một doanh nghiệp có nhiều bộ phận có trách nhiệm chuyên môn khác nhau. Do đó, bên cạnh các mẫu sơ đồ tổ chức theo ngành và loại hình công ty thì còn có thể xây dựng sơ đồ dựa theo bộ phận.

6.1. Tổng công ty

Tổng công ty là bộ phận cần được tối ưu đầu tiên và trên hết để hoạt động giám sát diễn ra thuận lợi và cho hiệu quả cao.

mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

6.2. Phòng kinh doanh 

Phòng kinh doanh sẽ có cơ cấu khác nhau tùy vào sản phẩm, văn hóa, lĩnh vực,... mà doanh nghiệp hướng đến. Hiện nay, có 3 loại sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh phổ biến nhất chính là: hòn đảo, dây chuyền và nhóm.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

6.3. Phòng nhân sự

Có nhiều cách để phòng nhân sự làm việc hiệu quả nhưng phương pháp tốt nhất đó là mỗi đơn vị sẽ chuyên về một chức năng chính. Do đó, phòng nhân sự có thể chia làm 2 bộ phận cơ bản gồm nhân sự và nguồn nhân lực.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì

6.4. Phòng marketing

Về bản chất, hoạt động Marketing là hoạt động thiên về tính quản lý xã hội. Do đó, cơ cấu phòng Marketing sẽ chú trọng đến việc đề ra kế hoạch, chiến lược để phát triển doanh số, thương hiệu.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì

6.5. Phòng kế toán

Tùy thuộc vào quy mô lớn - nhỏ của doanh nghiệp thì cơ cấu phòng kế toán sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có các vị trí như trưởng phòng kế toán, phó phòng kế toán,... vẫn đảm nhận nhiệm vụ tương đối giống nhau. 

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

7. Vì sao nên xây dựng cấu trúc tổ chức trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý giúp quá trình vận hành và quản lý trở nên chuyên nghiệp hơn. Vì vậy xây dựng cấu trúc tổ chức trong doanh nghiệp là một điều rất cần thiết.

  • Một tổ chức sẽ có nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng đều thống nhất và tập trung để đạt được kết quả cho mục tiêu đã chung của doanh nghiệp.
  • Tất cả thành viên trong một tổ chức đều đóng một vai trò nhất định và đóng góp của mình nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu chung.
  • Sự phân bổ lao động của các thành viên, đảm bảo tính chuyên môn, hoạt động chuyên sâu của của nhân viên trong một công việc nhất định. Khi doanh nghiệp có sự phân công hợp lý thì sẽ đạt được nhiều hiệu quả cao hơn.
  • Một tổ chức phải có sự thống nhất về quyền lãnh đạo, cũng là điều kiện tạo nên trật tự trong tổ chức.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Những bài viết liên quan:

Hy vọng qua bài viết này, độc giả đã có thể hiểu được cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì, các mô hình cơ cấu tổ chức phổ biến và ứng dụng. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với học viện doanh nhân PDCA qua hotline 0899.598.668 để được hỗ trợ trả lời sớm nhất có thể!


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2