• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

Talent Acquisition là gì? Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của talent acquisition đối với doanh nghiệp

Ngày đăng: 19/07/2024

Talent acquisition là một cụm từ không còn xa lạ gì trong thời đại này, đặc biệt đối với những ai có mong muốn hoặc đang làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng, nhân sự. Vậy, Talent acquisition là gì? Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của Talent acquisition đối với doanh nghiệp như thế nào?  Hãy cùng PDCA tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

1. Talent Acquisition là gì?

Talent Acquisition là gì?

Talent Acquisition hay còn gọi là thu hút nhân tài, đây là một thuật ngữ trong ngành nhân sự, tạo mối quan hệ những ứng viên tiềm năng, phù hợp với những vị trí còn thiếu trong doanh nghiệp thông qua việc xây dựng hình tượng doanh nghiệp. Đây còn là việc xây dựng hệ thống để tìm kiếm, đào tạo những người có năng lực để trở thành người phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Công việc này mang tính liên tục, đảm bảo được nguồn nhân lực chất lượng, nhằm phục vụ cho doanh nghiệp trong dài hạn. Đây là phương pháp tuyển dụng kiểu mới, nó khác so với tuyển dụng truyền thống ở tính dài hạn và chiến lược.

2. Phân biệt Talent Acquisition với tuyển dụng

Phân biệt Talent Acquisition với tuyển dụng

Sự khác biệt giữa tuyển dụng (recruitment) và thu hút tài năng (talent acquisition) là ngắn hạn và dài hạn, giữa tính chiến thuật và chiến lược. Nếu tuyển dụng chỉ bao gồm những hoạt động liên quan chủ yếu tới ứng viên như: Truyền thông tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ ứng viên, phỏng vấn ứng viên, đánh giá và lựa chọn; thì Talent Acquisition phạm trù sẽ rộng hơn, ở tầm nhìn xa hơn, chiến lược dài hạn hơn: Không chỉ lấp đầy vị trí hiện tại, mà còn đảm bảo cho sự vận hành trơn tru của bộ máy nhân sự trong tương lai. 

Muốn vậy được như vậy, Talent Acquisition cần kết hợp nhiều yếu tố khác nữa như xây dựng thương hiệu tuyển dụng, tạo mối quan hệ trong cộng đồng ứng viên và mở rộng talent pool (nguồn ứng viên tài năng) cho doanh nghiệp. 

Chẳng hạn, cùng nhìn vào cá nhân có khả năng về content writing, tuy vậy hiện tại lại chưa phù hợp cho vị trí cần tuyển dụng tại doanh nghiệp (vì còn thiếu kinh nghiệm thực tế, đang là sinh viên…). Nhà tuyển dụng có thể sẽ bỏ qua hồ sơ này, nhưng khi một người làm Talent Acquisition sẽ tiếp cận ứng viên này để liên hệ lại sau cho các vị trí khác trong tương lai. 

Trong bối cảnh hiện nay, việc tuyển dụng đang có sự chuyển mình lớn khi ứng viên giành phần chủ động nhiều hơn, Talent Acquisition thể hiện được tính hiệu quả và tầm quan trọng rõ rệt. Bằng việc tận dụng hiệu quả các nguồn ứng viên, hoạt động Talent Acquisition có thể sẽ giúp giảm được chi phí và thời gian tuyển dụng, nhiều trường hợp sẽ đảm bảo được chất lượng ứng viên ổn định. Mỗi doanh nghiệp cần tự xây dựng bộ phận Talent Acquisition cho mình để hạn chế sự phụ thuộc tới dịch vụ thứ 3. 

Với Talent Acquisition, doanh nghiệp có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho mình. 

3. Vai trò của Talent Acquisition trong thời đại tuyển dụng 4.0 hiện nay

Vai trò của Talent Acquisition trong thời đại tuyển dụng 4.0 hiện nay

3.1 Sở hữu những nhân tài hàng đầu

Talent Acquisition sẽ tập trung thu hút ứng viên bằng việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Vì thế, nếu xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, các Talent Acquisition sẽ dễ dàng thu hút được những ứng viên hàng đầu, có tiềm năng phát triển.

3.2 Tiết kiệm thời gian và chi phí

Không như hình thức tuyển dụng truyền thống, khi công ty thiếu nhân viên của một vị trí nào đó mới bắt đầu tuyển dụng, Talent Acquisition lại khác, việc liên tục chiêu mộ nhân tài ngay cả khi doanh nghiệp chưa cần phải bổ sung thêm người. Việc này giúp tạo được ra một tệp ứng viên có sẵn, bất kể khi nào cũng có thể bổ sung thêm người cho doanh nghiệp, tiết kiệm được một khoảng thời gian và chi phí lớn.

3.3 Xây dựng nguồn lực bền vững

Talent Acquisition giúp tạo ra tệp ứng viên tài năng luôn luôn có sẵn cho doanh nghiệp, là nguồn lực bền vững để có thể sử dụng trong nhiều trường hợp cấp bách. Họ cũng giúp xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa trong doanh nghiệp, đảm bảo được tính đa dạng, sự bình đẳng trong quá trình tuyển dụng. Tạo ra được môi trường làm việc tích cực, thu hút và giữ được chân nhân tài tốt hơn.

Hơn nữa, Talent Acquisition còn giúp doanh nghiệp phát triển kế hoạch dài hạn cho việc tuyển dụng và phát triển nhân viên. Những kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường và tăng lợi thế cạnh tranh.

4. Nhiệm vụ của một Talent Acquisition là gì?

Nhiệm vụ của một Talent Acquisition là gì?

4.1 Hoạch định chiến lược

Như đã trình bày ở trên, nếu việc tuyển dụng chỉ để lấp đầy vị trí trống, thì Talent Acquisition lại tập trung vào việc xây dựng được một phễu những ứng viên tiềm năng. Vì vậy, trong suốt quá trình làm việc của người làm Talent Acquisition, cần phải thiết lập được một chiến lược để có thể tìm kiếm, đồng thời quản lý được dữ liệu ứng viên. 

4.2 Phân định nguồn nhân lực

Để hoạt động talent acquisition đạt được hiệu quả, bạn cần phải hiểu được vai trò, vị trí, năng lực và những kinh nghiệm cần thiết cho từng khía cạnh cụ thể trong từng hoạt động kinh doanh-vận hành doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp lớn, điều này đồng nghĩa với việc phải hiểu hàng trăm vị trí khác nhau. Việc này có thể khác xa với hoạt động tuyển dụng, bạn chỉ cần biết mô tả công việc hay kỹ năng cần thiết cho một vị trí nhất định. 

4.3 Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Để xây dựng được thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp là cả một quá trình dài của người làm Talent Acquisition. Nó bắt đầu từ việc xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị văn hoá cốt lõi của doanh nghiệp (phần lõi của thương hiệu tuyển dụng) cho đến việc thể hiện, truyền thông hình ảnh tới ứng viên thông qua đa dạng hình thức khác nhau như website, fanpage, tài khoản LinkedIn, câu chuyện của các nhân viên, (phần vỏ)… 

Thương hiệu tuyển dụng giúp thúc đẩy được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, thu hút những ứng cử viên chất lượng và hình dung chính xác phong cách làm việc của tổ chức đó – vì vậy là nhiệm vụ không thể thiếu được trong quá trình thu hút tài năng.

4.4 Tạo dựng mối quan hệ với ứng viên

Việc xây dựng mối quan hệ với các ứng viên trong Talent acquisition gồm nâng cao trải nghiệm của ứng viên, quản lý cộng đồng ứng viên và luôn giữ liên hệ với những ứng viên cũ tạm thời chưa phù hợp. Nếu công việc tuyển dụng chỉ tập trung vào các ứng viên quanh vùng có thể lựa chọn, thì talent acquisition lại không đặt ra giới hạn trong việc tìm kiếm ứng viên: chỉ cần ứng viên sở hữu được những năng lực cần thiết cho doanh nghiệp, thì người làm talent acquisition sẽ tìm đến.

4.5 Đo lường và dự đoán

Dữ liệu là một công cụ cần thiết trong quá trình talent acquisition. Dữ liệu giúp chỉ ra những điểm thành công hay thiếu sót trong quá trình thu thập tài năng, từ đó có hướng đi đúng đắn. Để có thể làm được điều này, người làm talent acquisition này cần phải thu thập, quản lý và phân tích càng nhiều dữ liệu càng tốt. Việc này khác xa so với quá trình tuyển dụng ngắn hạn, nhà tuyển dụng không cần tính toán dữ liệu cho việc tối ưu lâu dài. 

5. Ý nghĩa của Talent Acquisition trong doanh nghiệp

Ý nghĩa của Talent Acquisition trong doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, Talent Acquisition là cả một quá trình dài hạn, tầm nhìn chiến lược trước và sau khi tuyển dụng của doanh nghiệp. Talent Acquisition không chỉ là tìm được nhân sự đang thiếu cho vị trí hiện tại, mà còn là quá trình săn tìm ứng viên, sàng lọc hồ sơ, lựa chọn nhân sự và tiếp tục theo dõi những ứng viên không được lựa chọn để tuyển dụng họ cho một  vị trí trong tương lai.

Hay nói cách khác, Talent Acquisition sẽ giúp doanh nghiệp tạo được một nhóm những ứng viên bền vững, chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực cho những hoạt động lâu dài về sau thay vì gói gọn trong đợt tuyển dụng ngắn hạn. Không những thế, việc doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình với các ứng viên, qua đó quảng bá được tên tuổi, tiếp cận nhiều hơn với khách hàng.

6. Vì sao Talent Acquisition dần dần thay thế Tuyển dụng truyền thống

Vì sao Talent Acquisition dần dần thay thế Tuyển dụng truyền thống

Trong tuyển dụng truyền thống, một tỷ lệ tương đối phổ biến đó là 15/5/3/1. Khi có 15 người ứng tuyển, thì sẽ có 5 người đến tham gia phỏng vấn, doanh nghiệp sẽ chọn ra 3 người và cuối cùng chỉ ký hợp đồng với 1 người. Với mỗi đợt tuyển dụng, doanh nghiệp cần nhiều ứng viên để có thể tìm được một người phù hợp nhất.

Không những vậy, để có được nguồn ứng viên cần phải đăng tin tuyển dụng lên các kênh như Facebook, website,.. sẽ tốn khá nhiều chi phí cho bên trung gian. Cộng với các khoản chi phí khác không hề nhỏ để quảng cáo trên mạng xã hội và website, chúng ta sẽ thấy tuyển dụng theo phương pháp truyền thống sẽ tốn rất nhiều tiền, mà chỉ có thể giải quyết được vấn đề nhân lực trong thời điểm đó.

Ngược lại, Talent Acquisition lại cho phép doanh nghiệp lựa chọn được nhân sự trong cả ngắn hạn và dài hạn, thông qua quá trình theo dõi và chăm sóc ứng viên. Giúp doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu trong lòng ứng viên và có thể tiết kiệm chi phí khi tuyển dụng. Mặc dù mất công xây dựng nhưng đây sẽ là phương pháp mang lại chất lượng vượt trội hơn hẳn so với cả Headhunt và recruitment.

7. Làm thế nào để áp dụng Talent Acquisition hiệu quả cho doanh nghiệp?

Làm thế nào để áp dụng Talent Acquisition hiệu quả cho doanh nghiệp?

Trước tiên là phải nâng cao thương hiệu cho hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp. Nếu muốn tạo nên mối quan hệ tốt với các ứng viên tiềm năng thì cần phải đảm bảo để thiện cảm của họ với doanh nghiệp qua những hình ảnh đầu tiên mà ứng viên thấy ở doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này doanh nghiệp cần phải có website tuyển dụng chuyên nghiệp thông qua việc thể hiện đầy đủ thông tin của doanh nghiệp, thông tin chi tiết các vị trí tuyển dụng và các trợ cấp liên quan khi ứng tuyển là nhân viên chính thức của doanh nghiệp, các tài khoản như Facebook, Linkedin,… tạo được sự tương tác cao với ứng viên.

Tiếp đó, xây dựng nguồn ứng viên. Ngày nay, hoạt động tuyển dụng đã không còn ngồi yên một chỗ chờ ứng viên tới. Thay vào đó những chuyên viên Talent Acquisition cần phải nâng cao tính chủ động trong việc tìm kiếm những ứng viên ở trên các trang mạng xã hội hoặc các forum trên cộng đồng mạng.

Đồng thời, những nhà tuyển dụng cũng không nên bỏ qua những cuộc seminar, hội thảo, những sự kiện networking để có thể tìm ra những ứng viên sáng giá. Một nguồn khác có thể hình thành tệp ứng viên tiềm năng chính là những ứng viên đã bị loại ở các đợt tuyển dụng trước. Các ứng viên đã được chọn lọc cần HR theo dõi và tạo mối quan hệ để có thể dễ dàng liên hệ những lúc thiếu nhân sự.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ tác động không hề nhỏ đến mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể áp dụng những phần mềm quản lý nhân sự để có thể tạo ra các chiến dịch quản trị nhân sự một cách dễ dàng hơn, hỗ trợ để chọn lọc và quản lý được quy trình tuyển dụng hoàn toàn tự động.

Những bài viết liên quan:

6 bước quy trình tuyển dụng nhân sự cho phòng sale

Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên phát triển hiệu quả

8. Tổng kết

Hy vọng bài viết của PDCA trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan nhất có thể để hiểu được Talent Acquisition là gì? Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của Talent acquisition đối với doanh nghiệp như thế nào? Với những thông tin hữu ích này, PDCA tin rằng bạn đã có những quyết định cho doanh nghiệp của mình.


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2