• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Phân tích ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Ngày đăng: 26/07/2024

Phong cách lãnh đạo dân chủ được các chủ doanh nghiệp sử dụng để quản lý nhân sự, tạo sự tự chủ và đóng góp tích cực từ các thành viên trong doanh nghiệp. Từ đó, có thể tạo ra những giải pháp đột phá, sáng tạo cho những vấn đề cần giải quyết.

Phong cách lãnh đạo dân chủ đang là khái niệm thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều chủ doanh nghiệp. Đây là hình thức quản lý mà người quản trị sử dụng khi tương tác và thúc đẩy đội ngũ dưới sự quản lý của họ. Để có cách nhìn chi tiết hơn về khái niệm này, hãy cùng PDCA khám phá qua bài viết dưới đây.

1. Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách lãnh đạo mà quyết định được đưa ra bằng sự tham gia của tất cả thành viên của tổ chức. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc mọi người đều có quyền được tham gia vào việc ra quyết định và thể hiện ý kiến của mình.

Lãnh đạo dân chủ khuyến khích thảo luận và tranh luận để tìm cách đưa ra được quyết định được đồng thuận bởi tất cả mọi người trong tổ chức. Phương pháp này được sử dụng trong các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức cộng đồng.

Các nhà lãnh đạo dân chủ đánh giá cao tính cách và sự đóng góp của mỗi cá nhân trong tổ chức và xem đây là một yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả. Tập trung vào việc xây dựng những mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong tổ chức để tạo ra môi trường làm việc tích cực và động lực.

Một nhà lãnh đạo dân chủ là không lấy chức vụ, quyền lực của mình để tác động và gây ảnh hưởng đến cấp dưới.

2. Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ

Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ

Sau đây là một vài ví dụ về những nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo dân chủ nổi tiếng, hãy theo dõi nhé:

  • Abraham Lincoln: Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ và ông được coi là một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông được mọi người biết đến với vai trò nhà lãnh đạo trong Nội chiến và công cuộc xóa bỏ chế độ nô lệ. Lincoln là người tin tưởng vào chế độ dân chủ và luôn làm mọi việc đảm bảo rằng mọi công dân đều có quyền bình đẳng. Nguồn: Báo Dân Trí

  • Winston Churchill: Thủ tướng Vương quốc Anh trong Thế chiến thứ II. Ông được biết đến với những bài phát biểu đầy cảm hứng và khả năng lãnh đạo trong những thời kỳ đen tối nhất của lịch sử nước Anh. Churchill là người ủng hộ mạnh mẽ cho nền dân chủ, chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít và chế độ chuyên chế trong suốt sự nghiệp của mình. Nguồn: Wikipedia

3. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

3.1 Khuyến khích sự sáng tạo và hợp tác

Nhà lãnh đạo dân chủ là người luôn luôn tìm cách để có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau. Họ thường sẽ có khả năng giao tiếp và cởi mở để khuyến khích các thành viên trong tổ chức tham gia vào quá trình ra quyết định.

3.2 Đặt mục tiêu tập thể và giải quyết vấn đề

Những người có phong cách lãnh đạo dân chủ tin tưởng rằng, việc đặt ra các mục tiêu tập thể và giải quyết vấn đề là điều thiết yếu để đạt được những thành công. Họ luôn cố gắng tạo ra môi trường cho mọi người có thể tham gia đóng góp ý kiến, cùng nhau làm việc hòa hợp để có thể tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề.

Nhà lãnh đạo dân chủ sẽ ưu tiên sự hợp tác, vì thế họ coi trọng tinh thần đồng đội và tích cực tìm ra cách hướng dẫn, hỗ trợ các thành viên trong thời gian hoàn thành nhiệm vụ.

3.3 Tập trung vào kết quả

Phong cách lãnh đạo dân chủ thường sẽ tập trung vào kết quả, các nhà lãnh đạo luôn luôn tìm cách để cải thiện hiệu suất, đáp ứng được các mục tiêu, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả của tổ chức. Vì thế, các nhà lãnh đạo dân chủ có thể thiết lập các mục tiêu cụ thể và có những yêu cầu nhất định để có thể đảm bảo mọi người đi đúng hướng.

3.4 Tính linh hoạt cao

Nhà lãnh đạo dân chủ luôn luôn minh bạch và chia sẻ những thông tin cần thiết cho các thành viên để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất, điều này giúp nhân viên có được cảm giác tin tưởng vào họ. 

Các nhà lãnh đạo với phong cách lãnh đạo dân chủ thường sẽ rất linh hoạt và dễ thích nghi, họ luôn trong tư thế sẵn sàng thay đổi hướng đi nếu điều đó đem lại kết quả tốt hơn. Họ cởi mở với các ý tưởng mới với những quan điểm khác nhau và họ biết rằng không có phương pháp lãnh đạo nào là phù hợp trong mọi tình huống khác nhau

4. Ưu, nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Ưu, nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

4.1 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

  • Các thành viên cảm thấy gắn kết hơn và có động lực hơn để chia sẻ những suy nghĩ, ý tưởng, giúp họ cảm thấy thoải mái và thúc đẩy sự tăng cường sự hợp tác.

  • Mục tiêu của lãnh đạo dân chủ là có thêm nhiều lựa chọn từ những quan điểm khác nhau. Do vậy, với phong cách lãnh đạo dân chủ, nhà lãnh đạo có thể sử dụng chuyên môn của tất cả các thành viên để đưa ra được kế hoạch hoạt động một cách toàn diện và khách quan nhất.

  • Thúc đẩy được tinh thần, động lực và cam kết của tổ chức tốt hơn vì mọi người đều cảm thấy họ đang cùng làm việc để hướng tới mục tiêu chung.

  • Nhiều ý kiến đóng góp giúp đem lại những giải pháp tiềm năng cho doanh nghiệp. Dù quá trình đánh giá lựa chọn mất khá nhiều thời gian nhưng quyết định cuối cùng có thể sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

  • Phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp với nhiều môi trường doanh nghiệp.

4.2 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Mặc dù phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách lãnh đạo hiệu quả. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thách thức cần phải đối mặt:

  • Phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ dẫn đến sự thiếu quyết đoán nếu có quá nhiều người cùng tham gia vào quá trình ra quyết định.

  • Có thể sẽ xảy ra xung đột trong tổ chức nếu các thành viên có quan điểm trái ngược nhau về vấn đề nào đó.

  • Một số nhân viên sẽ lợi dụng tình hình và có chủ ý lôi kéo lãnh đạo đưa ra các quyết định không mang lợi ích tốt nhất cho tổ chức.

  • Phong cách lãnh đạo dân chủ phát huy tối ưu hơn đối với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm và có năng lực đồng đều. Do vậy, nếu các thành viên chưa có đủ kỹ năng hay chưa nhận thức được sâu sắc, những giải pháp họ đưa ra có thể sẽ không phù hợp và không thể giải quyết được vấn đề.

  • Không phải lúc nào các thành viên trong tổ chức cũng cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý tưởng của họ trong môi trường làm việc nhóm.

  • Phong cách lãnh đạo dân chủ cần nhiều thời gian vì mọi người cần bàn bạc, thảo luận và tranh luận để đi đến quyết định cuối cùng. Do vậy, nó chưa phù hợp với môi trường cần  phải ra quyết định nhanh chóng.

  • Một số thành viên trong tổ chức có thể sẽ cảm thấy thất vọng nếu ý kiến của họ không được chấp nhận hay quyết định cuối cùng không phải là giải pháp tốt nhất.

5. Áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong doanh nghiệp

Áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong doanh nghiệp

Quyết định xem phong cách lãnh đạo dân chủ có phù hợp với tình huống hiện tại không

Phong cách lãnh đạo dân chủ cũng không phải là giải pháp chung cho tất cả mọi người, mọi tình huống. Sẽ có những lúc phong cách lãnh đạo này không còn là cách tiếp cận hiệu quả nữa. Vì thế, nhà lãnh đạo cần phải đảm bảo phong cách lãnh đạo dân chủ có thể gia tăng thêm giá trị cho tổ chức thì mới nên áp dụng.

Cởi mở và minh bạch

khi đã quyết định áp dụng phương pháp này cho một tình huống cụ thể, hãy cố giao tiếp cởi mở với các thành viên trong tổ chức. Việc hợp tác để thiết lập, truyền đạt quy trình và chủ động giải quyết vấn đề có thể giúp tối đa hóa được hiệu quả.

Đảm bảo mọi người cam kết cùng thực hiện

Nhà lãnh đạo cần phải tìm mọi cách để thu hút được mọi người cùng tham gia vào kế hoạch và cam kết thực hiện công việc của họ, đồng thời phải biết chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng.

Xem xét, đánh giá và rút ra những bài học cho tương lai

Hãy tự đánh giá, xem xét và rút ra các bài học ở những tình huống tương tự trong tương lai. Và cần phải tự đặt ra các câu hỏi như:

  • Phương pháp nào là hoạt động tốt nhất?

  • Điểm mấu chốt là gì?

  • Phương pháp nào tốt hơn không?

6. Một số câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp

6.1 Nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ tại nơi làm việc khi nào?

Phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ hoạt động tốt nhất khi các thành viên trong tổ chức có kỹ năng để đóng góp các ý kiến chất lượng, đồng thời có đủ thời gian để tuân thủ theo đúng quy trình dân chủ. Vì có rất nhiều người tham gia đóng góp ý kiến, nên việc đặt ra thời hạn có thể sẽ đảm bảo nhận được phản hồi kịp thời để áp dụng.

Bên cạnh đó, phong cách lãnh đạo dân chủ cũng cần áp dụng khi các thông tin được cung cấp không phải là bí mật hoặc mang tính riêng tư.

6.2 Lãnh đạo dân chủ có phải là phong cách lãnh đạo tốt nhất không?

Không có phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cả, vì mỗi phong cách đều sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và còn phụ thuộc cả vào năng lực lãnh đạo. Tuy vậy, lãnh đạo dân chủ có thể là một phong cách lãnh đạo hiệu quả, đặc biệt là trong những tình huống mà sự sáng tạo và đổi mới được ưu tiên.

Khi nhà lãnh đạo cùng mọi người tham gia vào quá trình ra quyết định, sẽ tạo sự gắn kết và hòa hợp giữa các thành viên trong tổ chức. Điều này tạo nên mức độ hài lòng cao trong công việc và giúp mọi người cảm thấy hạnh phúc với công việc.

Ngay cả những nhà lãnh đạo giỏi nhất cũng không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Vì thế, việc áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ được xem là phương pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Tuy vậy, nhà lãnh đạo cũng nên nhớ rằng, phong cách lãnh đạo tốt nhất vẫn là liên tục điều chỉnh để có thể đáp ứng tình hình và nhu cầu của tổ chức.

>> Những bài viết liên quan:

Lãnh đạo có sở hữu những đặc điểm của người thành công? 

Làm cách nào để điều hành doanh nghiệp nhỏ hiệu quả?

7. Tổng kết 

Bài viết trên đây của PDCA đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về phong cách lãnh đạo dân chủ. Bao gồm khái niệm, đặc điểm cùng với ưu, nhược điểm và cách áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để ứng dụng trong lĩnh vực doanh nghiệp của mình. Hãy luôn tích cực nâng cao những kỹ năng lãnh đạo và lựa chọn cho mình phong cách phù hợp nhất. Chúc bạn gặt hái được thành công và ngày càng đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh trên thị trường.


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2