• info@pdca.vn
  • 0904.841.068

Lợi nhuận thuần là gì? Bí mật giúp gia tăng lợi nhuận thuần

Ngày đăng: 01/07/2024

Lợi nhuận thuần là gì? Bí mật nào giúp gia tăng lợi nhuận thuần? là những câu hỏi được nhiều chủ doanh nghiệp đang trong quá trình khởi nghiệp quan tâm. Bởi, để đo lường được mức độ hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp cần chú ý đến rất nhiều các thông số. Và lợi nhuận thuần chính là một chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng PDCA theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những thông tin cần thiết về lợi nhuận thuần nhé!

1. Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần là khoản lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là một chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính, cho thấy mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí và tạo ra doanh thu.

Hiểu được lợi nhuận thuần sẽ giúp chủ doanh nghiệp nắm được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó có những phương án kinh doanh, đầu tư cho phù hợp.

2. Công thức tính lợi nhuận thuần

Công thức tính lợi nhuận thuần

Muốn tính được lợi nhuận thuần, cần phải hiểu về các chỉ số khác của doanh nghiệp, chẳng hạn như giá vốn, doanh thu, chi phí,...

Công thức tính lợi nhuận thuần được tính như sau:

Lợi nhuận thuần = Doanh thu hoạt động tài chính + Lợi nhuận gộp - Chi phí

Trong đó:

  • Lợi nhuận gộp sẽ bằng doanh thu trừ đi giá vốn.

  • Doanh thu hoạt động tài chính là nguồn doanh thu từ những hoạt động cho thuê, cho vay tài chính hoặc tiền cổ tức, lợi nhuận.

  • Chi phí gồm chi phí bán hàng, chi phí tài chính,chi phí nhân sự, chi phí chế độ phúc lợi và các khoản chi phí khác.

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận thuần

Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận thuần

Hiện nay, có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận thuần của một doanh nghiệp, sau đây là 9 yếu tố phổ biến nhất:

3.1 Giá cả của sản phẩm/dịch vụ

Giá cả sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thường ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trên thị trường, doanh thu thuần và lợi nhuận thuần của một doanh nghiệp. Nếu giá quá cao, doanh nghiệp có thể sẽ mất khách hàng cho những đối thủ cạnh tranh giá thấp hơn; nếu bán giá quá thấp, doanh nghiệp có thể sẽ bị thiệt hại về lợi nhuận.

3.2 Khả năng tiếp cận khách hàng

Khả năng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận thuần. Nếu như doanh nghiệp không có những chiến lược marketing và quảng cáo hiệu quả, khách hàng sẽ không thể biết đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần.

3.3 Chất lượng sản phẩm/dịch vụ

Chất lượng sản phẩm/dịch vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Nếu như sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không thể đáp ứng được những nhu cầu và mong đợi của khách hàng, họ sẽ dừng sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó, lợi nhuận thuần sẽ bị giảm.

3.4 Khả năng cung ứng

Khả năng cung ứng của doanh nghiệp thường ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Nếu như doanh nghiệp không thể cung ứng đầy đủ số lượng sản phẩm/dịch vụ theo các yêu cầu của khách hàng, họ sẽ rời bỏ và tìm đến những đối thủ cạnh tranh có khả năng cung ứng tốt hơn.

3.5 Chiến lược về giá cả

Chiến lược giá cả của doanh nghiệp thường ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thuần. Nếu như doanh nghiệp đưa ra được chính sách giảm giá để thu hút và giữ chân khách hàng, doanh thu thuần sẽ tăng lên. Tuy vậy, nếu doanh nghiệp giảm giá quá nhiều, lợi nhuận sẽ giảm đi.

3.6 Chi phí sản xuất và quản lý

Chi phí sản xuất và quản lý thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu như chi phí sản xuất và quản lý quá cao, doanh nghiệp sẽ phải gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận mới đủ để duy trì hoạt động kinh doanh. Vì thế, việc quản lý chi phí hợp lý và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu thuần và lợi nhuận thuần.

3.7 Thị trường và kinh tế

Thị trường và kinh tế thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu thuần của một doanh nghiệp. Nếu như thị trường phát triển và kinh tế ổn định, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng tăng trưởng doanh thu thuần. Nhưng ngược lại, nếu như thị trường suy thoái kinh tế doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra doanh thu thuần và lợi nhuận thuần.

3.8 Năng lực quản lý

Năng lực quản lý cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến doanh thu thuần. Nếu như doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ quản lý tài ba, họ sẽ có khả năng đưa ra những chiến lược và quyết định tốt để có thể tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận.

3.9 Khả năng thích nghi với thị trường

Thị trường luôn luôn thay đổi và doanh nghiệp cũng cần phải có khả năng thích nghi để duy trì được hoạt động và tăng doanh thu thuần. Việc tìm kiếm và khai thác các cơ hội mới trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận.

4. Vì sao cần phải tính lợi nhuận thuần

Vì sao cần phải tính lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần là một chỉ số vô cùng quan trọng trong báo cáo tài chính, nó cung cấp những thông tin về tình hình kinh doanh lỗ hay lãi của một doanh nghiệp. Do vậy, khi tính lợi nhuận thuần sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

4.1 Dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh 

Dựa vào kế hoạch kinh doanh được đưa ra ngay từ đầu, so sánh với lợi nhuận đã đạt được trong từng mốc thời gian chúng ta sẽ nắm được tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra được những phương án kinh doanh dựa vào chỉ số lợi nhuận lỗ hoặc lãi. Lợi nhuận sẽ phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế khi theo dõi chỉ số này doanh nghiệp có thể đưa ra được những phương án kinh doanh phù hợp.

4.2 Xem xét và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Ngoài góc nhìn của chủ doanh nghiệp, lợi nhuận thuần cũng giúp các cổ đông có thể phân tích báo cáo tài chính một cách dễ dàng. Từ báo cáo tài chính và chỉ số lợi nhuận thuần sẽ giúp các cổ đông đưa ra được các quyết định đúng đắn.

4.3 Phân tích và so sánh tình hình kinh doanh

Đối với những doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng, lợi nhuận thuần được xem là là chỉ số quan trọng để các nhà đầu tư có thể đánh giá trước khi ra quyết định. Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao và duy trì đều đặn qua các năm thường sẽ được các nhà đầu tư săn đón.

5. Điểm khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Điểm khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Khi đọc báo cáo tài chính, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp. Nếu chủ doanh nghiệp nhầm giữa hai khái niệm này có thể sẽ đem lại hậu quả rất lớn khi lập các kế hoạch kinh doanh. Để phân biệt rõ ràng lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp, chúng ta sẽ dựa vào các điểm khác biệt sau:

Tiêu chí Lợi nhuận thuần Lợi nhuận gộp
Khái niệm Lợi nhuận thuần được tính bằng doanh thu thuần trừ giá vốn, quản lý, chi phí sản xuất,, bán hàng và các chi phí khác. Lợi nhuận gộp được tính bằng doanh thu thuần trừ giá vốn bán hàng, dịch vụ.
Mức độ chi phí Bao gồm toàn bộ các chi phí của doanh nghiệp Chỉ tính chi phí sản xuất sản phẩm/dịch vụ đó.
Tầm ảnh hưởng Thể hiện tình hình kinh doanh của cả một doanh nghiệp trong thời gian nhất định Thể hiện tình hình sản xuất của một doanh nghiệp, tỷ lệ phần trăm của sản phẩm/dịch vụ trong tổng doanh thu đó

6. Bí mật giúp gia tăng lợi nhuận thuần

Bí mật giúp gia tăng lợi nhuận thuần

Gia tăng lợi nhuận thuần là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp. Muốn đạt được mục tiêu này, cần phải áp dụng một số chiến lược và phương pháp quản lý hiệu quả. Sau đây là một số "bí mật" giúp gia tăng lợi nhuận thuần:

  • Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Tìm phương pháp cải tiến quy trình sản xuất và dịch vụ để tránh lãng phí, tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Áp dụng những phương pháp quản lý tiên tiến như Lean, Six Sigma để có thể đạt hiệu quả cao nhất.

  • Quản lý chi phí hiệu quả: Cần theo dõi và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí hoạt động. Tìm phương pháp giảm chi phí mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Thương lượng với nhà cung cấp để được giá tốt hơn.

  • Tăng doanh thu: Tìm ra phương án mở rộng thị trường, phát triển thêm sản phẩm mới, tăng cường các hoạt động marketing và bán hàng. Tập trung nhiều hơn đến việc chăm sóc khách hàng để tăng cường sự trung thành và giữ chân khách hàng cũ.

  • Nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Chất lượng cao sẽ giúp tạo được lòng tin và tăng giá trị cho thương hiệu. Khách hàng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm/dịch vụ chất lượng.

  • Tăng giá bán hợp lý: Nghiên cứu thị trường để xác định đúng mức giá tối ưu cho từng sản phẩm/dịch vụ. Đừng ngần ngại tăng giá nếu như sản phẩm của bạn đem lại giá trị cao hơn đối thủ cạnh tranh.

  • Đầu tư vào công nghệ và tự động hóa: Áp dụng những công nghệ mới nhất để cải tiến quy trình sản xuất và kinh doanh. Tự động hóa các công việc được lặp đi lặp lại để giảm bớt chi phí nhân công và tăng hiệu quả.

  • Quản lý tài chính thông minh: Sử dụng những công cụ quản lý tài chính để có thể theo dõi dòng tiền, dự báo tài chính và lập kế hoạch cho ngân sách. Quản lý nợ và vốn lưu động một cách khoa học, hợp lý để giảm chi phí tài chính.

  • Phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên để nâng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc. Tạo động lực thúc đẩy cho nhân viên thông qua các chương trình thưởng và khuyến khích.

  • Tối ưu hóa quản lý tồn kho: Quản lý hàng tồn kho hiệu quả để có thể giảm chi phí lưu kho và tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa. Áp dụng tốt các hệ thống quản lý hàng tồn kho hiện đại để có thể kịp thời theo dõi và điều chỉnh.

  • Nghiên cứu và phát triển (R&D): Đầu tư mạnh mẽ vào việc nghiên cứu và phát triển để có thể tạo ra các sản phẩm mới, cải tiến những sản phẩm hiện có và duy trì được sự cạnh tranh trên thị trường.

  • Quản lý rủi ro: Xác định và quản lý những rủi ro trong kinh doanh để làm giảm tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Xây dựng các kế hoạch dự phòng để có thể ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

  • Tận dụng những chính sách ưu đãi và hỗ trợ từ phía chính phủ: Tìm hiểu và tận dụng những chính sách ưu đãi của thuế, hỗ trợ tài chính và các chương trình khuyến khích từ phía chính phủ để làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Áp dụng linh hoạt và đồng bộ những bí mật trên sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được lợi nhuận thuần một cách bền vững và hiệu quả.

7. Cách tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả

Cách tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả

Doanh nghiệp phát triển được hay không cũng có thể nhận biết được dựa vào chỉ số lợi nhuận. Doanh nghiệp muốn tối ưu được lợi nhuận thuần hiệu quả cần nắm được một số nguyên tắc sau:

7.1 Tối ưu doanh thu

Để tối ưu hóa được lợi nhuận thì việc tăng doanh thu là mục tiêu không thể bỏ qua của doanh nghiệp. Tốc độ phát triển của doanh nghiệp được thể hiện ở doanh thu qua từng quý, từng năm.

Doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu được cần phải có những phương án cụ thể như tiếp cận các khách hàng mới, tạo ra sản phẩm mới, khai thác những tệp khách hàng cũ, mở rộng thị trường, gia tăng thị phần,...

Ngoài việc có thể gia tăng doanh thu trực tiếp từ sản phẩm/dịch vụ kinh doanh, doanh nghiệp nên tận dụng dòng tiền để kiếm lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư tài chính.

7.2 Giảm chi phí

Không chỉ tập trung gia tăng doanh thu mà quản lý chi phí cũng vô cùng quan trọng để có thể tối ưu hóa lợi nhuận. Từ các chi phí nguyên vật liệu, công cụ cấu thành lên sản phẩm/dịch vụ đến chi phí quản lý, bán hàng,... 

Doanh nghiệp cần phải cắt giảm chi phí một cách tối đa, lựa chọn những công cụ hiện đại nhất với năng suất cao để có thể tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả.

Khi cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành hàng, nếu như sản phẩm/dịch vụ cả hai đều tốt như nhau thì bên nào có giá thành rẻ hơn thì bên đó có lợi thế. Việc này sẽ đem lại nguồn khách hàng lớn và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

7.3 Lên kế hoạch tài chính

Một doanh nghiệp nếu không có kế hoạch tài chính sẽ rất dễ mắc phải vấn đề về tài chính. Việc này khiến chúng ta không thể nắm rõ được các chỉ số tài chính và sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tối ưu lợi nhuận.

Việc thiết lập mục tiêu tài chính cho từng quý, từng năm phải được lên kế hoạch một cách rõ ràng, cụ thể. Khi có kế hoạch tài chính thì doanh nghiệp mới có thể thiết lập các kế hoạch kinh doanh để đạt được mục tiêu lợi nhuận.

7.4 Quản lý dòng tiền

Dòng tiền là một thứ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp không biết cách quản lý dòng tiền thu - chi sao cho hợp lý thì rất dễ gặp phải những vấn đề khó khăn về tài chính. 

Trong quá trình vận hành một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần tính toán được lượng tiền phải có sẵn để chi trả cho các hoạt động cần thiết. Doanh nghiệp phải vận hành đều đặn thì mới đem lại được lợi nhuận, vì thế việc quản lý làm sao để không bị gãy dòng tiền là điều vô cùng quan trọng.

Hơn nữa, đối với những doanh nghiệp sản xuất cũng cần phải chú ý hơn đến công nợ. Các doanh nghiệp này phải cân đối được dòng tiền với đối tác sao cho hợp lý để đảm bảo dòng tiền của mình được an toàn và không bị đối tác sử dụng quá lâu.

7.5 Nâng cao chất lượng nhân sự

Trong thời buổi hiện nay, con người chính là tài sản quý giá đối với doanh nghiệp.. Bất kể hoạt động nào của doanh nghiệp đều do con người vận hành, vì thế doanh nghiệp nào có được đội ngũ nhân sự tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có khả năng phát triển rất mạnh mẽ và tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.

Để đạt được những mục tiêu này doanh nghiệp cần có các kế hoạch cụ thể như tuyển dụng những nhân sự chất lượng cao, liên tục có những buổi đào tạo nội bộ để gia tăng chất lượng nhân sự cho cả doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể phát triển mạnh mẽ và đem lại doanh thu, lợi nhuận to lớn.

8. Tổng kết

Hy vọng qua bài viết trên về lợi nhuận thuần là gì? Bí mật giúp gia tăng lợi nhuận thuần mà PDCA cung cấp đã giúp bạn nắm được toàn bộ những thông tin liên quan đến lợi nhuận thuần. 

Chúc bạn và doanh nghiệp của mình sẽ áp dụng thành công những kiến thức về lợi nhuận thuần trên đây để có thể đo lường và quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất.


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2