• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

Cách xây dựng thương hiệu chuẩn?

Ngày đăng: 28/02/2024

Hãy coi việc xây dựng thương hiệu là cách giới thiệu thương hiệu của bạn với khách hàng, làm cho mọi người biết đến bạn là ai, làm trong lĩnh vực gì, có những sản phẩm nào, và chắc chắn một điều không có thương hiệu nào vừa sinh ra đã được biết đến.

Theo bất kỳ phương thức nào - dù ở quy mô lớn hay nhỏ - thông qua các kênh quảng cáo đa dạng, mục đích là để khách hàng biết thương hiệu của bạn là gì, cung cấp những sản phẩm/dịch vụ nào và đại diện cho điều gì. Để làm được điều này, xây dựng thương hiệu chuẩn, hãy cùng PDCA tìm hiểu thêm nhé!

Cách xây dựng thương hiệu chuẩn

>>> Xem thêm: Khóa học quản trị kinh doanh online ngắn hạn, bài bản

1. Thương hiệu là gì? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu

Vậy thương hiệu là gì? Thương hiệu được định nghĩa là một ký tự, một cái tên hay là một thuật ngữ hoặc bất kỳ dấu hiệu giúp mọi người nhận dạng được công ty, sản phẩm hoặc một cá nhân nào đó. Thương hiệu được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Thương hiệu có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers.


Tạm dịch: Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau.

 

Thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu hay Branding là cả quá trình lâu dài gồm các công việc như hệ thống chiến lược bài bản, xây dựng nhận thức đi vào tâm trí con người, hệ thống chiến dịch khoa học rõ ràng,… hướng đến mục tiêu cuối cùng là định vị thương hiệu ít nhất phải nằm trong top 3 thương hiệu cùng ngành, giúp doanh nghiệp tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Việc xây dựng thương hiệu sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và cần có một kế hoạch thật rõ ràng. Bạn sẽ cần đội ngũ Marketing, phân tích thị trường thông qua mạng lưới các kênh truyền thông tiếp thị (gồm Marketing truyền thống và Digital Marketing,) để xây dựng một Brand vững mạnh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng phương pháp PR sản phẩm hay PR thương hiệu đây cũng là 1 chiến lược rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để xây dựng thương hiệu cho công ty hay bản thân mình. 

>>> Tìm hiểu thêm: Khóa học CEO - Đào tạo giám đốc điều hành chuyên nghiệp

Làm thế nào để xây dựng thương hiệu

>>> Xem thêm: Top 5 Khóa học nhân sự quản lý đào tạo chuyên nghiệp

2. Tại sao phải xây dựng thương hiệu
 

Sản phẩm, dịch vụ của bạn thực sự “làm chủ” được thị trường khi mỗi lúc khách hàng có vấn đề hay xuất hiện nhu cầu thì họ nhớ ngay đến thương hiệu của bản. Bởi thương hiệu là hình ảnh cảm tính, lý tính mà khách hàng liên tưởng đến mình khi họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ.

Do đó, một video trên youtube đạt vài triệu lượt xem chưa nói lên điều gì, tạo ra một quyển nhận diện thương cũng chưa nói lên được điều gì cả. Hay khi gọi khảo sát tập khách hàng mục tiêu của bạn một cách ngẫu nhiên thì bao nhiêu phần trăm trong số đó gọi được tên thương hiệu của bạn? Nếu câu trả lời là “không nhiều” thì chứng tỏ bạn “làm thương hiệu” chưa tốt! Định vị thương hiệu chưa tốt!

Nếu khách hàng không biết - không nhớ đến thương hiệu của mình thì làm sao họ mua được hàng? Do vậy marketing cần đưa thương hiệu doanh nghiệp vào Top 3 thương hiệu được gợi nhớ trong tâm trí của khách hàng, bởi vì mục đích cuối cùng của việc xây dựng thương hiệu chính là để bán hàng được hiệu quả hơn, tăng trưởng doanh thu, gia tăng lợi nhuận.

3. Các bước xây dựng thương hiệu? Ví dụ về xây dựng thương hiệu

Các bước xây dựng thương hiệu

Có 6 bước để xây dựng thương hiệu hiệu quả:

Bước 1. Khảo sát và đánh giá thị trường
Khảo sát thị trường và phân tích đối thủ là bước đi đầu tiên không thể thiếu khi bạn muốn làm bất cứ điều gì. Khi đã hiểu rõ đối thủ của bạn đang làm gì, phân tích SWOT của họ tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức sẽ góp phần tạo nên chiến lược thành công cho doanh nghiệp.


Một số khía cạnh mà bạn cần phải đánh giá và khảo sát gồm:

  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.

  • Các kênh truyền thông và những chiến lược Marketing nào mà họ đang triển khai

  • Những đánh giá, phản hồi của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm của đối thủ.

  • Họ đã sử dụng những thông điệp và triết lý nào?

  • Tiếp cận khách hàng bằng phương pháp gián tiếp hay trực tiếp, hành trình trải nghiệm của khách hàng ra sao?


Sau khi đã tìm hiểu được những thông tin cơ bản về đối thủ, bạn hãy đưa ra phân tích, đánh giá. Sau đó, hãy rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn. Chìa khóa duy nhất tạo nên sự thành công của thương hiệu là giúp cho khách hàng thấy rõ sự độc đáo và khác biệt. Vì vậy bạn đừng cố Copy chiến lược của đối thủ, thay vào đó hãy học hỏi có chọn lọc và tạo ra chất riêng của mình. Chất riêng của thương hiệu sẽ thể hiện qua thái độ phục vụ bài bản, chất lượng sản phẩm, thông điệp và triết lý kinh doanh khoa học,…
 

Bước 2: Phân tích và xác định khách hàng mục tiêu
Mỗi chiến lược đều cần xác định đối tượng, khách hàng mục tiêu. Vì mục đích cuối cùng của việc tạo dựng thương hiệu là tìm kiếm khách hàng, tăng trưởng doanh thu.

 

Nhóm đối tượng mục tiêu là nhóm có các điểm nhân khẩu học (gồm tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, mức thu nhập, trình độ học vấn, sở thích, tính cách, hành vi,....) phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp. Những người này thường có nhu cầu và sẵn sàng chi trả một khoảng tiền nhất định để giải quyết nhu cầu của họ.
 

Phân tích và xác định khách hàng mục tiêu

Bước 3: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, những nét đặc trưng sẽ hiện lên trong tâm trí khách hàng khi nhắc đến thương hiệu của bạn. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố do doanh nghiệp tạo ra nhằm hỗ trợ việc xây dựng nhận thức về thương hiệu, trong đó có: Màu sắc, Logo, Biểu tượng, Họa tiết, Hình ảnh đặc trưng, Phông Chữ, Mascot (Linh vật), Đồng Phục, Khẩu hiệu, Tông giọng, các yếu tố đặc trưng khác…


Mỗi thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu đều được thiết kế với tính đồng bộ và sự nhất quán, tạo ra hiệu quả tác động cao, thúc đẩy khả năng nhận biết và kích thích cảm xúc, hành vi.


Bước 4: Tuyên bố sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu
Bước tiếp theo trong việc xây dựng thương hiệu là bạn hãy tìm ra sứ mệnh trọng tâm cho thương hiệu. Nghĩa là bạn hãy diễn tả khát khao và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, từ đó xây dựng tầm nhìn hướng tới tương lai làm cho khách hàng biết bạn định vị thương hiệu như thế nào.


Từ các câu slogan hay Logo cho đến các hoạt động mà doanh nghiệp triển khai cần phải có tính toán thật kỹ càng. Vì tất cả sẽ giúp cho thương hiệu của bạn dần được định hình trong tâm trí của khách hàng


Bước 5: Xây dựng tính cách cho thương hiệu
Khách hàng chỉ cảm thấy tin tưởng và thân thuộc hơn vào một thương hiệu có tính cách và sự nhất quán về tư duy, phong cách, đặc điểm liên quan đến họ. Vì vậy, bạn hãy xây dựng một tính cách riêng cho thương hiệu của mình.


Bước 6:  Tiến hành các chiến lược quảng bá thương hiệu
Sau quá trình phân tích và xây dựng thương hiệu, bạn cần triển khai các chiến lược quảng bá của mình. Lưu ý, bạn cần phải có chiến lược đi content kỹ càng, các chủ đề về bài viết thương hiệu phải đi theo hướng nào tránh những nội dung phản cảm sẽ làm xấu đi hình ảnh thương hiệu. Những thông điệp mà bạn truyền tải đến khách hàng phải dễ nhớ, ngắn gọn và thể hiện rõ tính chất của sản phẩm. 
Khi bạn muốn truyền tải thông điệp đến khách hàng, điều quan trọng là không nên nhấn quá mạnh vào sản phẩm. Thay vào đó, hãy cho khách hàng biết được vì sao sản phẩm đó lại quan trọng với họ.

>>> Xem thêm: Khóa Học Giám Đốc Nhân Sự - Đào Tạo CHRO Chuyên Nghiệp

4. Cách xây dựng thương hiệu sản phẩm?

 

Để xây dựng thương hiệu sản phẩm, cần phải bắt đầu từ việc hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu và sản phẩm hướng đến. Từ đó, xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của sản phẩm để tạo nên một hình ảnh thương hiệu đi sâu vào tiềm thức của khách hàng.

Tiếp theo, việc xây dựng nhận diện thương hiệu. Tên thương hiệu, logo và phong cách thiết kế phải phản ánh đúng bản chất và giá trị của sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và có mối liên kết với thương hiệu.

Quan trọng hơn hết là xây dựng lên được hành trình trải nghiệm khách hàng tích cực và độc đáo. Sự tương tác chân thành và tận tâm từ phía nhân viên, cũng như chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sẽ là yếu tố quyết định để khách hàng trở thành người ủng hộ và trung thành với thương hiệu.
 

cách xây dựng thương hiệu sản phẩm

>>> Tìm hiểu thêm: PR là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của PR
 

5. Cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp?
 

Sau khi đã xây dựng thương hiệu sản phẩm thành công việc tiếp theo là xây dựng một chiến lược truyền thông và tiếp thị hiệu quả. Sử dụng các kênh truyền thông và công cụ tiếp thị để truyền đạt thông điệp của thương hiệu một cách sáng tạo, nhất quán, từ đó tạo ra sự nhận biết và đi sâu vào tâm trí khách hàng. Bạn có thể sử dụng video ngắn, hay TVC, những bài viết về thương hiệu doanh nghiệp, tuổi đời, giá trị đã mang đến cho cộng đồng là gì,....

Cuối cùng, duy trì và phát triển thương hiệu là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự linh hoạt và đổi mới. Bằng cách duy trì chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, doanh nghiệp có thể đạt được sự thành công và ổn định trên thị trường cạnh tranh ngày nay.

Cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Các bài viết liên quan: 

6. Kết luận

Việc xây dựng thương hiệu không chỉ là việc tạo ra một tên gọi hay logo đẹp mắt, mà còn là quá trình tạo dựng giá trị và kết nối với khách hàng. Một thương hiệu mạnh đi vào tiềm thức khách hàng không chỉ là một biểu tượng, mà còn là cảm xúc, trải nghiệm và lòng trung thành từ phía khách hàng.
Tóm lại, việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự cân nhắc về chiến lược và giá trị dài hạn từ phía doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là tạo ra một hình ảnh thương hiệu độc đáo, phản ánh đúng giá trị cốt lõi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tích cực. Qua việc tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt và có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng, thương hiệu có thể tạo ra sự nhận biết, lòng trung thành và thành công bền vững trên thị trường.

Xây dựng thương hiệu


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2