Ngày đăng: 23/05/2023
Lập một kế hoạch kinh doanh là đảm bảo cho mọi chiến lược, cải tiến trong công ty có thể đồng bộ triển khai, đạt được kết quả như mong muốn.
Mà sự đổi mới và sáng tạo phải diễn ra liên tục thường xuyên để đảm bảo công ty có thể nhanh chóng thích ứng, đón đầu thị trường.
Cùng tìm hiểu xem những kỹ năng, tư duy cần có để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhé!
Ai là người phải nắm được nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh?
- Là chủ doanh nghiệp, lãnh đạo
- Là quản lý các cấp, các bộ phận
- Toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty
Tuy nhiên, việc hoạch định kế hoạch, chiến lược làm sao để dẫn dắt công ty tăng trưởng vượt trội thường là trách nhiệm, thậm chí là một trong những nhiệm vụ chủ chốt của Chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo và các cấp quản lý.
Nên chính họ phải nắm được vai trò, 9 bước lập kế hoạch kinh doanh, cũng như cách cải thiện kỹ năng.
Khi kế hoạch đã được thiết lập, hãy ngồi lại và xem xét tiến độ sau một tuần hoặc lâu hơn. Nếu dự án vẫn có vẻ tốt, bạn biết đấy; bạn và nhóm của bạn đang đi đúng hướng.
Bước 2: Xác định sản phẩm, dịch vụ có lợi nhuận cao nhất
Ở bước này, chúng ta dùng ma trận BCG để tìm ra sản phẩm, dịch vụ, chiến lược, mô hình kinh doanh:
Bò sữa: Thị phần cao nhưng tốc độ tăng trưởng thấp => Giữ lại thị phần, giảm bớt đầu tư
Ngôi sao: Thị phần cao và tốc độ tăng trưởng cao, khả năng cạnh tranh cao => Đầu tư mạnh trong các hoạt động tiếp thị
Dấu hỏi: Thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng cao => Đánh giá đúng thực chất tiềm năng để có kế hoạch đầu tư phù hợp
Chó: Thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng thấp, lợi nhuận thấp hơn hoặc thậm chí có thể là lợi nhuận âm => Thoái vốn hoặc cải tiến lại
Tất nhiên ma trận BCG thích hợp hơn cho các công ty đã kinh doanh, có thang sản phẩm và dịch vụ đa dạng,
Hơn là các công ty nhỏ, chỉ vừa tung ra một vài sản phẩm, chưa có sự đo lường của thị trường.
Bước 3: Quay về số lượng sản phẩm cần tạo ra và bán được
Bước này có nghĩa là:
Từ mục tiêu tài chính như lợi nhuận, doanh thu, đến giá sản phẩm, bạn phải quy ra được đơn vị sản phẩm.
Có nghĩa là công ty phải bán được bao nhiêu sản phẩm thì mới hòa vốn, mới đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
Cần bao nhiêu máy móc, nhà xưởng, nhân công, mặt bằng, từ đó mới tính ra được chi phí cho tất cả các khoản trên mới ra được dự toán
Bước 4: Chia nhỏ mục tiêu đến đơn nguyên để đánh giá mức độ khả thi
Từ số lượng tổng sản phẩm cần phải tạo và bán được ở bước 3, chúng ta tiếp tục chia theo các mốc thời gian như: Năm, Quý, Tháng, Tuần, Ngày,...
Để đo đếm, xem xét mức độ khả thi của mục tiêu
Bước 5: Xác định số lượng nhân sự thực hiện mục tiêu - Dự toán lương
Như PDCA đã đề cập ở bước 3,
Chúng ta cần lập một danh sách các hoạt động cần thực hiện, tất cả các công đoạn, ví dụ như:
Mua nguyên vật liệu
Chế tạo
Vận chuyển
Quản lý kho bãi
Bán hàng
Marketing
Chăm sóc khách hàng
…
Mỗi hoạt động lại cần bao nhiêu người, thì lúc này chúng ta sẽ ra được một bảng dự toán lương.
Bước 6: Xác định dự toán về mặt bằng - Cơ sở vật chất
Thật ra tên bước nó cũng đã nói lên tất cả rồi phải không các lãnh đạo tài năng của chúng ta?
Đó là chi phí khấu hao tài sản cố định như: Nhà xưởng, máy móc, công cụ dụng cụ, thiết bị, kho bãi, phương tiện vận chuyển, văn phòng, showroom, thiết bị quản lý, phần mềm,...
Nên thuê hay mua?
Phương án nào hiệu quả hơn?
Đừng quên khảo sát báo giá trên thị trường cho từng hạng mục này cực kỳ chi tiết.
Bởi vì chúng ta đang muốn lượng hóa và đo lường trên từng con số mà.
Bước 5 và bước 6 đều rất quan trọng để tính ra chi phí khấu hao, chi phí đầu tư ban đầu, tính được điểm hòa vốn.
Bước 7: Tính chi phí khấu hao, điểm hòa vốn
Dựa vào công thức, chúng ta sẽ tính ra được chi phí khấu hao 1 tháng là bao nhiêu, 1 năm là bao nhiêu.
Bạn cộng chi phí khấu hao với các danh mục, chi phí.
Bạn tính được bao nhiêu thì bạn mới tính ra được định phí, rồi tìm ra điểm hòa vốn, bán bao nhiêu sản phẩm thì hòa vốn đầu tư, bán vượt thì trong bao lâu sẽ thu hồi vốn, có khả thi không với kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty.
Từ đó xây dựng những kịch bản tăng doanh thu, lợi nhuận.
Đây là những minh chứng bằng con số rất rõ ràng cho bản thân, cho đội ngũ nhân sự, cho đối tác, nhà đầu tư,...
Bước 8: Tối ưu chi phí và xác định thời điểm đầu tư
Dựa trên các con số dự toán trên là chúng ta đã nắm được checklist những hạng mục, công đoạn, chi phí nào có thể tối ưu rồi, để khởi nghiệp với rủi ro thấp nhất.
Đồng thời, xác định thời điểm nào, chúng ta cần bao nhiêu tiền, để xác định thời điểm đưa vốn vào dòng tiền, tối ưu hóa, tránh phải chịu lãi vì dòng tiền “chết”. Ví dụ như 3 tháng/6 tháng, công ty cần bao nhiêu tiền? Dùng vào hạng mục nào? Nhà đầu tư nào thích hợp rót vốn thời điểm nào, bao nhiêu?
Nếu bạn muốn xây dựng được bảng kế hoạch, chiến lược thực chiến trên các lĩnh vực: Bán hàng, Marketing, Tài chính, Nhân sự, Pháp luật,... Hãy ĐĂNG KÝ THAM GIA NGAY khóa học Chiến Lược Doanh Nghiệp Dẫn Đầu nhé!