• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

B2C là gì? 4 cách xây dựng chiến lược Marketing B2C hiệu quả

Ngày đăng: 11/05/2024

B2C là gì? Mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, phổ biến và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đọc ngay bài viết này để hiểu thêm về B2C và sự khác biệt của B2C và B2B!

 

 

 

 

 

 

1. B2C là gì?

b2c là gì?

B2C (Business To Consumer) là mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. B2C trở nên phổ biến nhờ sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là qua mạng Internet. Nó được sử dụng rộng rãi trong giao dịch thương mại điện tử và được xem là một trong những mô hình kinh doanh quan trọng nhất. 

Trong khi đó, mô hình B2B (Business To Business) tập trung vào giao dịch giữa các doanh nghiệp và hiện đang được ưa chuộng hơn trong phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. 

 

2. Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C

Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C

  • Khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng cuối cùng: 

Trong B2C, các doanh nghiệp bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cá nhân mua hàng. Khách hàng mua sản phẩm để sử dụng cá nhân, không phải để bán lại.

  • Đa dạng nhà cung cấp: 

Trong B2C, có nhiều nhà cung cấp khác nhau, tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, giá cả, và mẫu mã cho khách hàng.

  • Dễ bị thay thế: 

Do có nhiều đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp B2C cần duy trì uy tín và đưa ra các chiến dịch marketing mới để không bị thay thế.

  • Thời gian bán hàng ngắn hạn: 

B2C thường tập trung vào bán hàng trong thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu ngay lập tức của người tiêu dùng.

  • Cạnh tranh cao: 

Thị trường B2C đa dạng và cạnh tranh, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, làm cho các doanh nghiệp phải thiết kế chiến lược marketing hiệu quả và sản phẩm/dịch vụ hấp dẫn.

  • Sản phẩm/dịch vụ luôn được cập nhật mới: 

Với nhu cầu thay đổi của khách hàng, các doanh nghiệp B2C cần liên tục cập nhật sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng tính thời sự và tăng khả năng cạnh tranh với xu hướng trên thị trường.

 

3. Vai trò của mô hình B2C

Vai trò của mô hình B2C

  • Tiếp cận được lượng lớn khách hàng: 

Bằng cách sử dụng các kênh như mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến, mô hình B2C giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng, từ đó tăng doanh số bán hàng và phát triển kinh doanh.

  • Giúp doanh nghiệp duy trì tương tác với khách hàng: 

B2C cho phép doanh nghiệp tương tác chặt chẽ với khách hàng qua các kênh bán hàng và truyền thông mạng xã hội, cá nhân hóa chiến dịch quảng cáo để thu hút khách hàng.

  • Giúp việc bán hàng trở nên linh hoạt: 

Mô hình này cho phép doanh nghiệp bán hàng qua nhiều kênh khác nhau như cửa hàng truyền thống, mạng lưới bán lẻ, trang web và ứng dụng di động, giúp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Chu kỳ bán hàng ngắn: 

Chu kỳ bán hàng ngắn trong B2C giúp khách hàng mua sắm thuận lợi, không cần đắn đo quá nhiều. Đồng thời, dịch vụ giao hàng nhanh cũng được cung cấp để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức của khách hàng.

  • Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường: 

Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm/dịch vụ tốt hơn, từ đó xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

  • Tiết kiệm chi phí: 

Mô hình B2C giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí từ cơ sở hạ tầng đến chi phí nhân công, từ đó tăng thu nhập và cải thiện hiệu suất kinh doanh.

  • Giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng qua cấc kênh online: 

B2C cho phép giao tiếp trực tiếp với khách hàng qua nhiều kênh khác nhau như email, SMS, và thông báo đẩy, giúp tăng tần suất và chất lượng giao tiếp.

  • Phạm vi tiếp cận rộng hơn: 

Bằng cách sử dụng mạng xã hội và mua sắm trực tuyến, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn cầu, tối ưu hóa chi phí quảng cáo và tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng.

 

=> Xem thêm: Các mô hình kinh doanh đã thành công như thế nào?

 

4. Điểm danh 5 mô hình B2C phổ biến nhất 2024

Điểm danh 5 mô hình B2C phổ biến nhất 2024

4.1 B2C người bán hàng trực tiếp

Mô hình B2C người bán hàng trực tiếp là một hình thức phổ biến tại thị trường Việt Nam, bắt nguồn từ các hoạt động trao đổi, giao dịch giữa người mua và người bán. Ngày nay, nó được hiểu là các nhà bán lẻ trực tuyến, bao gồm cả các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc phiên bản trực tuyến của các cửa hàng tạp hóa. Đây là lựa chọn phổ biến nhất cho người mua hàng, thể hiện qua hình thức bán lẻ trên các nền tảng trực tuyến, với các nhà cung cấp có thể là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ hoặc phiên bản trực tuyến của các cửa hàng tạp hóa.

4.2 B2C trung gian online

B2C trung gian online là một mô hình kinh doanh nơi người mua và người bán được kết nối thông qua nhà phân phối. Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki và Chợ Tốt đóng vai trò là các nhà phân phối trung gian, không sở hữu thực sự sản phẩm. 

Mô hình này cho phép tiếp cận khách hàng rộng rãi và có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho cả hai bên. B2C trung gian online đang dần chiếm ưu thế so với mô hình B2C truyền thống và có khả năng thay thế phần lớn mô hình bán hàng trực tiếp trong tương lai.

4.3 Mô hình B2C dựa vào quảng cáo

Mô hình B2C dựa vào quảng cáo

Mô hình kinh doanh B2C dựa trên quảng cáo tập trung vào sở hữu và quảng cáo trên một trang web chất lượng, có nội dung hấp dẫn và được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp sử dụng lượng truy cập này để đặt quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của mình hoặc cho các doanh nghiệp khác thuê không gian quảng cáo để tạo lợi nhuận.

Ví dụ: BrandsVietnam là một ví dụ điển hình cho mô hình này, kết hợp quảng cáo với nội dung gốc để thu hút khách hàng và tạo ra lợi nhuận.

 

=> Xem thêm: Kế hoạch marketing dẫn doanh nghiệp tới thành công

 

4.4 Mô hình B2C dựa trên tính cộng đồng

Mô hình kinh doanh B2C tập trung vào xây dựng và quản lý cộng đồng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội như Meta (trước đây là Facebook), Instagram, Tiktok, v.v. Các cộng đồng này được xây dựng dựa trên sở thích và hoạt động như lượt thích hoặc chia sẻ, giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng.

Quảng cáo dựa trên thông tin nhân khẩu học và vị trí địa lý giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách chính xác. Các cộng đồng trên mạng xã hội được xây dựng dựa trên sở thích của đối tượng khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp tạo nội dung có giá trị và quảng bá sản phẩm/dịch vụ.

Doanh nghiệp có thể tạo hoặc tham gia các cộng đồng trực tuyến như "Nhóm mẹ bỉm", "Hội những người thích Phú Quý", "Hội những người thích iPhone" trên Facebook để tiếp cận khách hàng tiệm năng. Điều này giúp tăng hiệu quả quảng cáo và tiếp thị. 

4.5 Mô hình B2C dựa trên chi phí

Mô hình kinh doanh B2C trên các ứng dụng và website trả phí như Netflix, Youtube Premium, Spotify, và các khóa học trực tuyến như New York Times In Education tạo ra trải nghiệm không quảng cáo và truy cập đầy đủ nội dung. Người dùng trả phí để trải nghiệm nội dung mà không bị giới hạn hoặc chèn quảng cáo. Việc này tạo ra nguồn thu ổn định cho doanh nghiệp và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

 

5. Phân biệt mô hình B2C và B2B

Phân biệt mô hình B2C và B2B

5.1 Phân tích sự khác biệt giữa B2C và B2B: 

STT

ĐẶC ĐIỂM

B2C

B2B

1

Đối tượng khách hàng

B2C (Business to Consumer - Doanh nghiệp đến Người tiêu dùng): Đây là khi doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, tức là cá nhân hoặc hộ gia đình.

B2B (Business to Business - Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp): Ở đây, các giao dịch diễn ra giữa các tổ chức, công ty, hay doanh nghiệp. 

2

Số lượng hàng hoá

Thường là hàng hoá nhỏ lẻ, được bán cho người tiêu dùng cá nhân, như một sản phẩm, một cuốn sách, hoặc một chiếc điện thoại.

Thường là hàng hoá hoặc dịch vụ lớn, có giá trị cao, được bán cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức. Ví dụ như máy móc, dịch vụ tài chính, hoặc phần mềm công nghệ.

3

Mối quan hệ

Trong mô hình B2C, mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng, thường tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Mối quan hệ giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn và các doanh nghiệp khác, thường xoay quanh việc xây dựng sự tin cậy và hợp tác lâu dài.

4

Tốc độ quyết định mua hàng

Người tiêu dùng trong mô hình B2C thường quyết định mua hàng nhanh chóng, dựa trên cảm xúc và nhu cầu cá nhân.

Quyết định mua hàng thường đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, tính toán và có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

5

Quy trình giao dịch

Quy trình giao dịch đơn giản và nhanh chóng, thường chỉ cần thanh toán và nhận hàng.

B2B: Quy trình giao dịch phức tạp và kéo dài, điều này có thể bao gồm nhiều bước từ đàm phán đến ký kết hợp đồng.

6

Chiến lược Marketing

Mô hình B2C trong marketing tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và kích thích cảm xúc mua sắm.

B2B: Marketing tập trung vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo lòng tin và quan hệ hợp tác lâu dài.

 

5.2 Sự giống nhau giữa B2C và B2B:

Cả hai mô hình B2C và B2B đều nhằm mục đích tạo ra giá trị cho khách hàng và đều liên quan đến quá trình mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, cách tiếp cận và quy trình thực hiện có sự khác biệt.

B2C và B2B là hai mô hình quan trọng trong thương mại điện tử, mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng và đòi hỏi chiến lược kinh doanh khác nhau. 

Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai mô hình này giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phù hợp và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh của mình.

 

=> Xem thêm: Các mô hình công ty phổ biến và ứng dụng

 

6. 4 cách xây dựng chiến lược Marketing B2C hiệu quả

4 cách xây dựng chiến lược Marketing B2C hiệu quả

6.1 Tối ưu SEO

Khi tối ưu hóa trang web, chúng ta cải thiện giao diện, tăng tốc độ tải trang và làm cho thông tin sản phẩm/dịch vụ dễ tìm kiếm hơn. Điều này khuyến khích người dùng thực hiện hành động mua hàng dễ dàng và nhanh chóng. Tối ưu hóa trang web cũng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, truyền đạt đúng giá trị và thông điệp của doanh nghiệp, tạo ấn tượng tích cực và xây dựng lòng tin với khách hàng. 

Tối ưu hóa nội dung SEO giúp trang web hiển thị cao hơn trên các công cụ tìm kiếm và tăng cơ hội tiếp cận và xây dựng uy tín trong tâm trí của khách hàng. Để tối ưu hóa content SEO hiệu quả, không chỉ cần chú trọng vào từ khóa mà còn cần cung cấp thông tin hữu ích, đáng tin cậy và hấp dẫn, tăng cường niềm tin và khuyến khích hành động mua hàng.

6.2 Tận dụng Social Media

Tận dụng Social Media

Việc tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, YouTube,... giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, thậm chí là khách hàng quốc tế. Cách tiếp cận này bao gồm sản xuất nội dung chất lượng và chạy quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Một lợi ích quan trọng của việc sử dụng Social Media trong mô hình B2C là tạo ra sự tương tác tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng. Điều này được thực hiện thông qua việc trả lời câu hỏi, nhận phản hồi và đáp ứng nhanh chóng đối với yêu cầu của khách hàng. Tương tác này giúp xây dựng lòng tin và tạo sự gắn kết, từ đó tăng khả năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

6.3 Khai thác Email Marketing

Khai thác Email Marketing

Email marketing có tiềm năng rất lớn nếu doanh nghiệp biết tận dụng để gửi thông điệp và hộp thư của khách hàng. Thông điệp này có thể là quảng cáo, thông báo về khuyến mãi, tin tức sản phẩm mới hoặc nội dung giá trị và thông tin hữu ích, từ đó tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

6.4 Cải thiện và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng 

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ đã tạo điều kiện cho xuất hiện của các ứng dụng di động tiện lợi, linh hoạt. Với việc có một ứng dụng di động, doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng khách hàng rộng lớn và tiềm năng. Hãy cung cấp các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng trung thành để gia tăng sự hài lòng của họ và sự yêu mến với thương hiệu của bạn.

Cá nhân hoá trong mô hình B2C giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đặc thù của từng khách hàng một cách tốt nhất, từ đó tạo cảm giác riêng tư và quan tâm đến từng khách hàng, thúc đẩy hành động mua hàng và tăng sự tương tác tích cực 2 chiều.

=> Xem thêm: Kế hoạch marketing 1 sản phẩm từ lý thuyết đến thực hành

 

7. Kết bài

Chiến lược marketing B2C đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp và tiếp cận hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới. Để thành công, các doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và làm nổi bật sản phẩm/dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh. Việc áp dụng mô hình B2C giúp tối ưu hóa công việc bán hàng và tạo ra những trải nghiệm mua sắm hiệu quả. Theo dõi PDCA để đón đọc các thông tin hữu ích và áp dụng chiến lược marketing B2C một cách thành công.

 

 

 


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2