• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

4 phong cách lãnh đạo quyết định tầm cao của doanh nghiệp

Ngày đăng: 02/08/2023

Vì sao có những người nói mà chẳng ai nghe nhưng cũng có những người một lời nói mà vạn người theo?
Bạn có muốn biết mình thuộc phong cách lãnh đạo như thế nào không?
Bạn có muốn biết mình đang ở cấp độ lãnh đạo nào và cách để vươn tới những cấp độ lãnh đạo cao hơn không?
Cùng PDCA tìm hiểu nhé!

>>> Tham khảo: Xây dựng sự nghiệp lãnh đạo với khóa học Giám đốc Nhân sự hàng đầu Việt Nam

1. Tại sao phải xây dựng phong cách lãnh đạo?


Phong cách lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thành công và hiệu quả của một doanh nghiệp hay một nhóm làm việc. 
 Nó không chỉ đơn thuần là cách mà người lãnh đạo định hình cách thức quản lý và hướng dẫn nhóm, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần làm việc và hiệu suất của nhân viên, phản ánh các giá trị, tư duy, cách thức quyết định và tương tác với nhóm thành viên. 
Sự lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường năng suất lao động, đạt được mục tiêu và giữ vững lòng tin của đồng đội.

 

1.1. Định hướng và tạo động lực cho nhân viên

Định hướng và tạo động lực cho nhân viên
 

Một người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo mạnh mẽ và tầm nhìn rõ ràng sẽ giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu và hướng đi của công ty. 
Khi có sự định hướng rõ ràng, nhân viên sẽ biết được họ đang làm việc vì mục tiêu gì và tại sao công việc của họ đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp. 
Điều này tạo động lực và sự cam kết trong công việc, giúp nhân viên làm việc chăm chỉ hơn và đạt được hiệu suất cao hơn.

>>> Tìm hiểu thêm: Lớp học CEO dành cho chủ doanh nghiệp

1.2. Xây dựng môi trường làm việc tích cực

Xây dựng môi trường làm việc tích cực
Phong cách lãnh đạo định hình không chỉ cách mà người lãnh đạo tương tác với nhân viên, mà còn tạo nên bầu không khí công việc trong doanh nghiệp. 
Một người lãnh đạo có tính cách tích cực, sẵn lòng lắng nghe ý kiến và tôn trọng đa dạng ý kiến sẽ xây dựng một môi trường làm việc thoải mái và thoải mái. 
Những nhân viên cảm thấy được đánh giá cao và tin tưởng sẽ có động lực làm việc chăm chỉ hơn và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

 

1.3. Khai thác tiềm năng và tài năng của nhân viên

Khai thác tiềm năng và tài năng của nhân viên
 

Một người lãnh đạo xuất sắc biết cách nhận ra và phát triển tiềm năng và tài năng của từng nhân viên. 
Phong cách lãnh đạo động viên giúp xây dựng lòng tin và tôn trọng giữa người lãnh đạo và nhân viên. 
Điều này khuyến khích nhân viên tự tin hơn trong công việc và tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy tối đa khả năng của mình.

>>> Xem thêm: Khoa hoc CEO - Giam doc dieu hanh chuyen nghiep

1.4. Giải quyết vấn đề và đối mặt với thách thức

Giải quyết vấn đề và đối mặt với thách thức
 

Người lãnh đạo phải thể hiện sự dẫn dắt và quyết đoán trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp và đưa ra những quyết định quan trọng. 
Khi nhân viên thấy người lãnh đạo tự tin và sẵn lòng đối mặt với khó khăn, họ cũng sẽ cảm thấy đáng tin cậy và sẵn lòng hỗ trợ trong bất kỳ tình huống nào.

Một người lãnh đạo xuất sắc không chỉ là người quản lý, mà còn là người truyền cảm hứng, định hướng và đồng hành cùng nhân viên trong hành trình chinh phục thành công.

 

2. Bốn phong cách lãnh đạo

Bốn phong cách lãnh đạo
 

Hình ảnh: Bốn phong cách lãnh đạo

2.1 Lãnh đạo cộng tác (Collaborative Leadership)


Phong cách lãnh đạo cộng tác là sự kết hợp giữa sự thấu hiểu và lắng nghe ý kiến của nhân viên, khích lệ sự đóng góp ý tưởng của mọi người trong nhóm. 
Người lãnh đạo cộng tác tạo ra môi trường làm việc phù hợp để nhân viên tự tin chia sẻ quan điểm và đề xuất các giải pháp mới. 
Ví dụ, một giám đốc kinh doanh áp dụng phong cách lãnh đạo cộng tác khi thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhóm để giới thiệu các chiến lược mới và lắng nghe phản hồi từ nhóm nhân viên. 
Nhờ vào việc tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của tất cả các thành viên, công ty phát triển được những kế hoạch kinh doanh hiệu quả và bền vững.

>>> Xem thêm: Tạo bước ngoặt lớn trong sự nghiệp với lớp học kinh doanh chất lượng cao

2.2 Lãnh đạo thụ động (Laissez-faire Leadership)


Lãnh đạo thụ động cho phép nhân viên tự quản lý và tự tổ chức công việc của họ một cách độc lập. 
Người lãnh đạo thụ động thường giao phó trách nhiệm và quyền quyết định cho nhân viên mà không can thiệp quá nhiều vào quy trình làm việc. 

>>> Xem thêm: Khóa học quản trị nhân sự tại Hà Nội chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

2.3 Lãnh đạo truyền đạt (Transactional Leadership)


Lãnh đạo truyền đạt thường tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ giao dịch với nhân viên, thông qua việc đưa ra các phần thưởng và hình phạt dựa trên hiệu suất công việc. 
Người lãnh đạo truyền đạt thiết lập các mục tiêu rõ ràng và kỳ vọng nhân viên đạt được.
Ví dụ, một giám đốc marketing sử dụng phong cách lãnh đạo truyền đạt bằng cách cung cấp thưởng hoa hồng cho nhân viên mang về lượng khách hàng tiềm năng đạt mốc đặt ra.
Điều này tạo động lực cho nhân viên nỗ lực làm việc chăm chỉ để nhận được lương thưởng xứng đáng.

 

2.4 Lãnh đạo truyền cảm hứng (Transformational Leadership)


Lãnh đạo truyền cảm hứng tập trung vào việc tạo động lực và cam kết đối với mục tiêu lớn hơn cho cả doanh nghiệp và nhân viên. 
Người lãnh đạo truyền cảm hứng tạo ra tầm nhìn hấp dẫn và khích lệ nhân viên tham gia vào việc xây dựng tương lai cho chính mình gắn liền với mục tiêu công ty.


3. Bốn cấp độ lãnh đạo


Cấp độ 1 - Chức danh: 

Chức danh
Đây là cấp độ sơ khai nền tảng để bạn phát triển lên các cấp độ cao hơn.
Nhân viên phải làm theo bạn thì bạn có chức danh và vì miếng cơm manh áo. Có mặt bạn thì nhân viên làm việc không có mặt bạn thì nhân viên giết thời gian bằng những hoạt động buôn dưa lê, ăn uống, lướt web,... 
Cấp độ này chỉ thích hợp trong trường hợp nhân viên mới còn hạn chế về kinh nghiệm, kỹ năng, tư duy hoặc chính bạn khi vừa mới ngồi lên ghế lãnh đạo.

Cấp độ 2 - Quan tâm: 

Quan tâm
Lúc này bạn có sự ảnh hưởng lớn hơn. Nhân viên muốn theo bạn vì bạn đối xử tốt với nhân viên. Nhân viên yêu quý và ủng hộ bạn.
Tuy nhiên, sợi dây tình cảm không thể nào “bền chắc như thép” được.
Bạn khó có thể làm hài lòng tất cả mọi người.
Trong khi nhu cầu và mong muốn của nhân viên ngày càng đa dạng và phức tạp.
Vì vậy, phải bước tiếp lên cấp độ thứ 3.

 

Cấp độ 3 - Phát triển:
Phát triển

Ở cấp độ này dưới sự lãnh đạo của bạn nhân viên phát triển năng lực, tư duy và kỹ năng. Đồng thời gặt hái được những tiến bộ, thành tựu vượt bậc. 
Bạn không đơn giản với chức danh Boss - Ông chủ hay đơn giản là một lãnh đạo thấu hiểu nữa. 
Lúc này bạn đại diện cho niềm hy vọng của nhân viên và nhân viên tin tưởng bạn sẽ là người mang lại tương lai thành công cho họ.
Vì vậy họ sẵn sàng dành cả sự nghiệp để gắn bó với bạn và công ty.

Cấp độ 4 - Vĩ nhân:
Vĩ nhân

Dưới sự lãnh đạo của bạn, công ty đạt được những thành quả lớn lao vượt bậc. 
Từng ngôn hành, cử chỉ của bạn sẽ trở thành tấm gương, nhân viên coi đó là tiêu chuẩn làm theo và bạn có tầm ảnh hưởng lớn tới cả tổ chức. Steve Jobs, Bill Gates và Warren Buffett chính là những vĩ nhân như vậy.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về lộ trình phát triển lên cấp Vĩ nhân thì hãy tham gia khóa học Giải Phóng Lãnh Đạo của Trường doanh nhân CEO nhé!


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2