• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

Thị phần là gì? Công thức tính thị phần hiệu quả cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 24/04/2024

Thị phần là gì? Tại sao thị phần lại đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp? Những thông tin nào cần lưu ý khi tính thị phần giúp doanh nghiệp xác định rõ vị thế cạnh tranh trên thị trường và xây dựng kế hoạch kinh doanh, marketing hiệu quả. Hãy tìm hiểu những quan trọng về thị phần trong bài viết này để giúp doanh nghiệp gia tăng thị trên thị trường.

1. Thị phần là gì?

 Thị phần là gì?

 

Thị phần, hay "Market share", là tỷ lệ phần trăm sản phẩm/dịch vụ một doanh nghiệp chiếm trên thị trường, phản ánh mức doanh thu của họ. Thị phần cao cho thấy lợi thế cạnh tranh lớn hơn. Để đạt được thị phần cao, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả, cùng với kế hoạch bảo vệ thị phần sau khi đạt được.

 

2. Tại sao thị phần rất quan trọng đối với doanh nghiệp?

Tại sao thị phần rất quan trọng đối với doanh nghiệp?

Thị phần có tỷ lệ thuận với mức doanh thu nên đóng vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp. Dưới đây là 3 lợi ích to lớn của thị phần đối với doanh nghiệp:

 

2.1 Giúp doanh nghiệp hiểu được tốc độ phát triển của mình trên thị trường

Trong hoạt động kinh doanh, việc nắm bắt tốc độ phát triển là rất quan trọng. Thị phần càng cao, doanh nghiệp càng có tốc độ phát triển tốt hơn. Ngược lại, khi thị phần thấp, cần áp dụng các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và doanh thu.  

Để đạt được tốc độ phát triển mong muốn, cần xây dựng chiến lược kinh doanh và Marketing phù hợp.

 

2.2 Giúp doanh nghiệp xác định khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường thương mại

Khả năng cạnh tranh

Bằng cách tính toán thị phần, người quản lý có thể biết phần trăm thị phần mà doanh nghiệp đang chiếm hữu và so sánh với đối thủ, giúp xác định vị thế hiện tại và nắm bắt khả năng cạnh tranh. Điều này là cơ sở để đưa ra các chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả nhất, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

=> Xem ngay: Mẫu kế hoạch marketing dẫn doanh nghiệp tới thành công 

 

2.3 Giúp doanh nghiệp có cơ sở bổ sung nguồn lực, tài nguyên và tăng động lực phát triển

Giúp doanh nghiệp có cơ sở bổ sung nguồn lực, tài nguyên và tăng động lực phát triển

Tính toán thị phần hiệu quả giúp doanh nghiệp xác định đối thủ cạnh tranh và ưu nhược điểm trong chiến lược cạnh tranh của mình. Từ đó, xây dựng phương án bổ sung nhân lực khi cần thiết hoặc áp dụng chính sách tạo động lực để thúc đẩy phát triển.

Nếu thị phần của doanh nghiệp đang thấp, cần có kế hoạch bổ sung nguồn lực để triển khai các chiến dịch tăng thị phần. Trong trường hợp thị phần đang ở mức cao, cũng cần có các chương trình khuyến khích để phát huy hơn nữa những lợi thế hiện có.

=> Xem ngay: Loại bỏ rủi ro lãng phí với quy trình tuyển dụng nhân sự

 

3. Công thức chuẩn tính thị phần là gì?

Doanh nghiệp có thể áp dụng hai công thức tính thị phần đơn giản để xác định thị phần mà họ đang nắm giữ.

 

3.1 Công thức tính thị phần tuyệt đối

Để tính thị phần tuyệt đối, doanh nghiệp có thể áp dụng hai công thức sau:

Cách 1: Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường

Cách 2: Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường

Ví dụ minh họa cách tính thị phần tuyệt đối:

Tại thị trường Việt Nam có tổng cộng 2000 chiếc xe máy A

Đại lý X bán ra 200 chiếc

Thị phần của đại lý X là (200/2000)*100 = 10%

Đại lý X đang chiếm 10% thị phần xe máy A tại thị trường Việt Nam.

 

3.2 Công thức tính thị phần tương đối 

Cách tính thị phần tương đối là cách để thể hiện quy mô và lợi thế của doanh nghiệp so với những đối thủ cùng ngành. Dựa vào đó đưa ra các chiến lược phù hợp để cạnh tranh và mở rộng thị phần trên thị trường.

Có 2 cách tính thị phần tương đối như sau:

Cách 1: Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường

Cách 2: Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường

 

4. Lưu ý khi tính thị phần cho doanh nghiệp

Lưu ý khi tính thị phần

Để áp dụng các phương pháp tính thị phần vào doanh nghiệp không chỉ dựa vào việc áp dụng công thức mà còn cần xác định các yếu tố cần thiết trước khi tính toán:

  1. Nghiên cứu về thị trường của lĩnh vực doanh nghiệp đang quan tâm..

  2. Xác định thời gian tính thị phần (theo tháng hoặc theo năm) vì thị phần là tỷ lệ phần trăm của doanh nghiệp trong toàn ngành trong khoảng thời gian xác định.

  3. Đảm bảo đơn vị của các số liệu tính thị phần phải đồng nhất và cùng điểm.

Có 3 lưu ý cho doanh nghiệp khi tính thị phần:

  • Nếu thị phần tương đối > 1, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.

  • Nếu thị phần tương đối < 1, đối thủ có lợi thế cạnh tranh.

  • Nếu thị phần tương đối = 1, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đối thủ là như nhau.

 

 

5. Phương pháp tính thị phần tăng trưởng bằng mô hình Boston (BCG)

Mô hình Boston (BCG)

Mô hình Boston (mô hình BCG) là công cụ được rất nhiều nhà quản lý tin tưởng sử dụng để đánh giá đúng thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp.

Mô hình BCG chia thành 4 phần: Ngôi sao, Dấu hỏi, Con bò sữa và Con chó, bố trí trên hệ trục tọa độ.

  • Ngôi sao: Đây là nhóm sản phẩm/dịch vụ có thị phần tốt và được thị trường chào đón mạnh mẽ. Giai đoạn này, doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư và phát triển.

  • Bò sữa: Sản phẩm/dịch vụ thuộc nhóm này có thị phần nhất định trong ngành, tuy tăng trưởng chậm nhưng doanh thu ổn định. Doanh nghiệp cần duy trì ở mức độ vừa phải để tránh giảm thị phần.

  • Dấu hỏi: Nhóm sản phẩm/dịch vụ có thị phần nhỏ, mới ra mắt trên thị trường, cần thời gian thử nghiệm. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh marketing để khách hàng biết đến nhiều hơn về sản phẩm.

  • Con chó: Đây là nhóm không mang lại lợi nhuận và không còn tiềm năng phát triển. Doanh nghiệp cần loại bỏ sớm những sản phẩm/dịch vụ trong nhóm này để tránh tổn thất chi phí.

Ma trận BCG giúp doanh nghiệp xác định được tình trạng và hướng phát triển của từng sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Việc này giúp quản lý nhìn nhận rõ hơn về thị phần và tăng trưởng của doanh nghiệp.

=> Xem ngay: Cách tính ma trận BCG giúp tăng thị phần cho doanh nghiệp

 

6. Cách tối đa hóa thị phần với chiến lược 4C Marketing đỉnh cao

4C Marketing

Dù doanh nghiệp áp dụng cách tính thị phần tuyệt đối hay cách tính thị phần tương đối, việc gia tăng thị phần luôn là mục tiêu quan trọng.

Được Robert F. Lauterborn phát triển vào năm 1990, Mô hình 4C trong Marketing là một mô hình mở rộng của Marketing Mix 4P. 4C tập trung vào các yếu tố nhằm giải thiện trải nghiệm khách hàng.

Chiến lược 4C giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Từ đó, xây dựng chiến dịch Marketing chinh phục khách hàng, tăng thị phần với 4 giải pháp sau:

 

6.1 Giải pháp cho vấn đề của khách hàng (Customer Solutions)

Giải pháp cho vấn đề của khách hàng (Customer Solutions)

Thay vì tập trung vào phát triển sản phẩm một cách truyền thống, phần C đầu tiên này chú trọng vào nhu cầu của khách hàng với các yếu tố như: Giá trị sản phẩm/dịch vụ, lợi thế cạnh tranh và định vị trên thị trường.

Cách tốt nhất để xác định khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ là thông qua nghiên cứu thị trường sơ cấp và thứ cấp. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những gì khách hàng muốn, từ đó đặt nó làm trọng tâm trong chiến lược sản phẩm của mình.

Hiện nay, doanh nghiệp nào có thể cung cấp dịch vụ khách hàng tốt và nâng cao trải nghiệm mua sắm của họ sẽ có cơ hội chiếm được thị phần lớn. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của bạn, họ sẽ cảm thấy được đánh giá cao. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để họ chấp nhận sản phẩm mới mà bạn cung cấp.

 

6.2 Tối ưu chi phí khách hàng (Customer Cost)

Tối ưu chi phí khách hàng

Chi phí khách hàng không chỉ bao gồm giá sản phẩm mà còn bao gồm thời gian, địa điểm mua hàng hoặc đặt dịch vụ, cùng với các chi phí khác như chi phí vận hành, chi phí sử dụng, chi phí xăng xe, và nhiều yếu tố khác.

Doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như khả năng chi trả của khách hàng, sự hài lòng, giá trị sản phẩm và trả lời những câu hỏi như: giá đã phù hợp với khách hàng chưa? Tổng chi phí thực tế mà khách hàng phải trả là bao nhiêu? Có phù hợp không?

Việc hiểu rõ khả năng thanh toán của khách hàng và xây dựng chính sách giá phù hợp giúp doanh nghiệp tăng doanh số sản phẩm bán ra hiệu quả và nâng cao doanh thu tổng thể.

=> Xem ngay: 5 bước xây dựng quy trình bán hàng bứt phá doanh thu

 

6.3 Tạo sự thuận tiện khi mua hàng (Convenience)

Tạo sự thuận tiện khi mua hàng

Các yếu tố cần cân nhắc khi thực hiện mua hàng và bán hàng trực tuyến là rất quan trọng trong việc tăng cơ hội bán hàng và giữ chân khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh trực tuyến.

Doanh nghiệp nên nghiên cứu những rào cản khi khách hàng mua trực tuyến để cải thiện doanh số bán hàng như:

  • Khách hàng có gặp khó khăn gì khi thực hiện thao tác mua hàng không?

  • Mô tả sản phẩm/dịch vụ đã chi tiết và rõ ràng hay chưa?

  • Nếu khách hàng có thắc mắc khi mua hàng thì hỗ trợ khách hàng như thế nào?

Bằng cách giải quyết những rào cản này, doanh nghiệp có thể cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Điều này cũng giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và thân thiện với khách hàng, từ đó tạo ra một môi trường mua sắm trực tuyến tích cực và thuận lợi hơn.

 

6.4 Giao tiếp với khách hàng (Communication)

Giao tiếp với khách hàng (Communication)

Giao tiếp luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiếp thị kinh doanh. Không có kế hoạch giao tiếp phù hợp, chiến lược 4C sẽ không thể hiệu quả. Đối với doanh nghiệp, việc tương tác với khách hàng, WIIFM (What’s in it for me - Tôi được gì từ đó), và sử dụng mạng xã hội là những yếu tố cần được cân nhắc.

Với sự phát triển của truyền thông, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược tiếp thị này một cách dễ dàng qua internet. Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, marketer có thể tạo ra các khảo sát, theo dõi lượt thích, chia sẻ, và review để tương tác với khách hàng.

=> Xem ngay: Quy trình chăm sóc khách hàng giúp 86% thượng đế chi tiền nhiều hơn

Qua bài viết trên, có thể thấy tầm quan trọng của thị phần và chiến lược Marketing 4C đối với quá trình tăng thị phần của doanh nghiệp. PDCA hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về thị phần cho doanh nghiệp của bạn.
 


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2