• info@pdca.vn
  • 0899.598.668

WORKSHOP FOH (31/12/2021): XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUÝ 1 NĂM 2022

Ngày đăng: 03/01/2022

Ngày 31/12/2021, Trường doanh nhân PDCA đã tổ chức buổi Workshop cuối cùng năm 2021 với chủ đề Xây dựng kế hoạch quý 1 năm 2022.

Buổi Workshop được chia sẻ bởi ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch Công ty cổ phần tập đoàn BDC Group, thành viên biệt đội giải cứu doanh nghiệp FOH HCM - PDCA. Ông có kinh nghiệm 12 năm điều hành doanh nghiệp, với 30 công ty thành viên trên cả nước và các nhân sự chất lượng cao gồm 100 kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân,...

Trong buổi Workshop này, ông Dũng chia sẻ với các chủ doanh nghiệp cách lập kế hoạch 12 tuần thành công. Cấu tạo bảng kế hoạch 12 tuần gồm 3 nội dung chính:

  1. Mục tiêu 
  2. Giải pháp 
  3. Hành động 

PHẦN 1: MỤC TIÊU 

Doanh nghiệp cần có mục tiêu đồng bộ, thống nhất từ cấp cao xuống cấp thấp, từ lãnh đạo xuống đến CTV, như vậy nhân viên sẽ biết mình cần làm gì chứ không rời vào tình trạng “có việc thì làm, không có thì nghỉ”.

Doanh nghiệp nào cũng thiết lập mục tiêu cho riêng mình nhưng không phải ai cũng lập mục tiêu hiệu quả. Mục tiêu muốn tối ưu, hiệu quả cần có 3 yếu tố theo “Tam giác phát triển” bao gồm: Tầm nhìn, Mục tiêu, Chiến lược.

5 bước thiết lập mục tiêu 

1. Xác định con đường thành công trong tương lai

Những người lãnh đạo cần nhìn lại việc kinh doanh trong 5-10 năm nữa xem đó có phải là sứ mệnh, nghề mà ta theo đuổi, mong muốn phát triển hay không.

2. Năng lực lõi của doanh nghiệp

Năng lực lõi là những thứ đơn vị khác trong ngành không có được, ví dụ như văn hóa doanh nghiệp, đội ngũ phát triển sản phẩm, đội ngũ nhân sự giỏi mà các đơn vị khác cạnh tranh không thể vượt qua, không bắt kịp. Mỗi doanh nghiệp có thể xác định 3-6 năng lực lõi.

3. Thiết lập mục tiêu dài hạn 

Mục tiêu dài hạn là tầm nhìn trong 10 năm tới. Không nên đặt mục tiêu quá dài vì nhân sự sẽ có thể không tin tưởng với những mục tiêu quá lớn.

4. Thiết lập mục tiêu trung hạn 

Mục tiêu trung hạn từ 3-5 năm, thường là mục tiêu trong tầm với.
Ví dụ nếu có bức tường cao 2 mét cần vượt qua thì chúng ta có thể vượt qua bằng cách nhảy lên, trèo qua hoặc bắc thang qua. Nhưng nếu bức tường cao 20 mét, nằm ngoài năng lực của bản thân thì chúng ta cần tìm giải pháp và các đòn bẩy đó là dùng sợi dây để qua hoặc các giải pháp khác như là dùng cần cẩu.
Những mục tiêu ngoài khả năng này giúp chúng ta khai phá bản thân, phát huy những tiềm năng rất lớn của con người.

5. Mục tiêu ngắn hạn (chia mục tiêu từng năm, rồi chia nhỏ quý, tháng, tuần, ngày)

Phương pháp thiết lập mục tiêu ngắn hạn

Công thức SMART

  • Specific - cụ thể 

  • Measurable - đo lường 

  • Achievable - khả thi 

  • Realistic - thực tế 

  • Timely - Thời hạn cụ thể 

Trong đó đặc biệt là phần CỤ THỂ. Thông thường 80% CEO không gọi được ra các mục tiêu cụ thể. Việc lập kế hoạch cụ thể đến từ những người cùng làm với mình, các thành viên trong BLĐ, HĐQT - họ có thể chia sẻ với CEO để thiết lập mục tiêu rõ ràng, cụ thể hơn.

Tập trung vào những mục tiêu TỐI QUAN TRỌNG (nếu doanh nghiệp có nhiều mục tiêu)
Doanh nghiệp luôn “thích đủ thứ”, muốn làm được ngay, điều đó dường như mất khả thi và doanh nghiệp sẽ mất người rất nhanh vì áp lớn. Nhân viên chưa làm chủ công việc đã thay đổi rồi.
Hãy áp dụng nguyên tắc: “đầu tiên của đầu tiên”, chọn ra mục tiêu quan trọng nhất, khi mà các nguồn lực yếu đi thì đó là mục tiêu duy nhất ta giữ lại.

Quy trình lập mục tiêu:

  • Lập kế hoạch năm, quý

  • Công bố và truyền thông

  • Thực thi - kiểm tra + đo lường- cải tiến

Nếu bản kế hoạch được cất đi thì sau một thời gian ta sẽ không bám sát nữa. Do vậy doanh nghiệp hãy sử dụng “sức mạnh của sự công bố”. Công ty sau khi lập kế hoạch thì in ra bản A0 để treo lên, dành hẳn một ngày để công bố mục tiêu với toàn công ty, các chi nhánh,...

PHẦN 2: GIẢI PHÁP, PHƯƠNG ÁN THỰC THI

Cần có tâm thế “luôn luôn có giải pháp cho mọi vấn đề” để có sự chủ động trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Để tăng khả năng thực thi thành công cần chú ý các yếu tố

  • Năng lực

  • Máy móc thiết bị

  • Công nghệ

PHẦN 3: HÀNH ĐỘNG

Hành động dựa trên mục tiêu dẫn dắt: 
1. Mục tiêu kết quả (thước đo kết quả)
2. Mục tiêu dẫn dắt (thước đo dẫn dắt - tác động vào quá trình)

Không hành động thì không có kết quả.
Giống như chúng ta có mục tiêu cơ thể khỏe mạnh, săn chắc, giải pháp là đi tập gym, tuy nhiên khi đến phòng gym lại không tập thì sẽ không thể đạt được kết quả mong muốn.
Chúng ta không có hành động “trồng cây” thì không có “quả hái”, muốn có doanh thu phải có kế hoạch kinh doanh và hoạt động tìm kiếm khách hàng, bán hàng,...

3 CÔNG CỤ GIÚP BẠN THỰC THI THÀNH CÔNG
Công cụ 1: Kế hoạch năm
Công cụ 2: Kế hoạch tuần
Công cụ 3: Kế hoạch 5 phút

Để tìm hiểu thêm về nội dung lập kế hoạch cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo tại khóa học Giải Phóng Lãnh Đạo
 


Mai Thái Nguyên
Bộ thảm lót sàn 6D mã X2