Ngày đăng: 05/06/2023
Khi nhân viên không “nghe lời”.
Khi họ tìm lý do thoái thác, từ chối nhận việc, hay nhận nhưng làm qua loa cho xong.
Kết quả là công việc bung bét, dự án chậm tiến độ, mất khách hàng, ảnh hưởng tới uy tín công ty.
Những điều đó khiến Lãnh đạo ái ngại, ám ảnh.
Bạn có một đội ngũ nhân sự.
Họ nhàn nhã, về đúng giờ
Bạn làm bù đầu bù cổ, không có chuyện tăng ca, vì giờ nào cũng là giờ làm việc.
Vậy rốt cuộc
Ai mới là chủ doanh nghiệp?
Hay bạn cảm thấy đã là chủ doanh nghiệp thì bận đầu tắt mặt tối mới là chuyện đương nhiên?
PDCA đồng ý, chỉ khi bạn ở góc tư “Làm tư, Kinh doanh riêng, tự làm chủ” trong Kim tứ đồ Cashflow của Robert Kiyosaki thôi.
Ở đó, bạn mới dùng thời gian quý giá của mình để trao đổi với thu nhập chủ động.
Nếu bạn đã thành lập doanh nghiệp, tuyển người về làm việc cho mình thì bạn phải biết cách để tài sản, nguồn lực làm việc cho mình để có nguồn thu nhập thụ động.
Những doanh nhân hàng đầu thế giới, sở hữu những tập đoàn, hàng loạt công ty con,
Nếu ai cũng như bạn, mọi việc đều tự tay làm lấy thì một chủ doanh nghiệp dù có ba đầu sáu tay, ngày 72 tiếng
Cũng không cách nào xây dựng nên các đế chế khổng lồ như vậy được.
Vậy lật ngược lại vấn đề.
Lãnh đạo là lãnh đạo tự nhận trách nhiệm.
Nếu nhân viên không “nghe lời”, vậy mình làm gì chưa đủ tốt để nhân viên không “nghe lời”?
Tất nhiên để lời nói của bản thân lãnh đạo có trọng lượng, bạn còn phải kết hợp rất nhiều kỹ năng như:
Nhưng trong phạm vi bài này, PDCA muốn tập trung vào một giải pháp thôi.
Bạn có đang thực hiện theo cách giao việc hiệu quả cho nhân viên chưa?
Bạn nghĩ sao nếu trong bài này, PDCA chia sẻ cho bạn một bí mật đỉnh cao để sở hữu cách giao việc hiệu quả ấy?
Nếu câu trả lời của bạn là “Yes!” thì cùng theo dõi nhé!
Đúng số người một yếu tố quan trọng nhưng đôi khi chúng ta lại quên mất.
Dự án càng quan trọng, chúng ta cần phải cân nhắc kỹ tới số người, để đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, mang lại hiệu quả cao nhất cho công việc.
Bạn còn nhớ tại sao phải làm việc nhóm không?
Bởi vì năng lực ưu khuyết của mỗi thành viên sẽ bù đắp cho nhau.
Nếu PDCA nói bạn hãy ăn chay đi chỉ ăn món luộc thôi.
Bạn sẽ cảm thấy tại sao tôi lại phải nghe theo PDCA?
Nhưng nếu PDCA nói những món luộc tốt cho sức khỏe, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng đầu vào lạnh mạnh, cho chủ doanh nghiệp sở hữu một sức khỏe dẻo dai, tinh thần mạnh mẽ để chống chọi tốt với các áp lực trong công việc kinh doanh,
Thì bạn thấy sao?
Cách “bán việc” nào thuyết phục bạn hơn?
Do vậy cách đơn giản nhất để nhân viên thích được nhận việc là bạn phải làm giàu công việc lên, phải nâng tầm giá trị công việc trước khi giao việc cho nhân viên.
Nhân viên sẽ chỉ làm tốt nếu họ thực sự hiểu được ý nghĩa công việc đối với bản thân họ và đối với tập thể.
Và khi nhân viên thực sự sẵn sàng, muốn làm, quyết làm thì bạn mới cho làm.
>>> Tìm hiểu thêm: Học cách làm việc hiệu quả
Ồ, mới chia sẻ sơ sơ, cơ bản nhất về cách loại bỏ rủi ro thứ nhất khi giao việc, đó là Người giao việc mà đã gần 1000 từ rồi.
Còn 2 cách loại bỏ rủi ro nữa đến từ: Người thực hiện (Nhân viên của bạn) và chính bản thân công việc.
Giờ mà ngồi ì ạch gõ ra hết bí quyết thì toàn chữ là chữ, mà cũng chỉ sơ lược được 1 phần rất bé tinh túy của bí quyết giao việc hiệu quả này. Học như vậy sẽ không toàn diện và hiệu quả.
Nếu bạn thật sự khát khao trở thành một lãnh đạo làm chủ được công việc, tự do thời gian để tập trung vào những việc giá trị nhất,
Thì hãy đăng ký học khóa “Giải phóng lãnh đạo” nhé!
Tại đây, Lãnh đạo không chỉ được học cách giao việc sao cho nhân viên đua nhau tranh việc, mà còn biết cách quản lý công việc để hiệu suất X5, x10 bằng những kỹ năng, quy trình, chính sách,... cực kỳ bài bản, khoa học.
Đó là khối lượng kiến thức giá trị khổng lồ mà trong vòng 3 ngày, một bài viết nho nhỏ không thể nào truyền tải được.
Hành động ngay để nhân viên luôn vui sướng, tích cực nhận việc và làm việc nhé!