Ngày đăng: 04/05/2022
Bạn đang muốn học khóa học KPI nhưng lại chưa tìm được địa chỉ uy tín?. PDCA với 12 năm kinh nghiệm, trải qua nhiều khó khăn để xây dựng và phát triển. PDCA tự hào là trường đào tạo chủ doanh nghiệp bài bản đầu tiên tại Việt Nam tự tin có thể giúp các nhà quản lý, lãnh đạo có tư duy làm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng tham khảo kỹ hơn ở bài viết này nhé!
>>>> Xem thêm: Trường doanh nhân CEO PDCA
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo và đang cần tìm một phương pháp để nâng cao công tác quản lý của mình thì khóa học thực hành xây dựng KPI thực thi đơn giản là một gợi ý vô cùng phù hợp.
Khóa học xây dựng KPI được thiết kế nhằm giúp các nhà quản lý, lãnh đạo thiết lập hệ thống đánh giá KPI phù hợp với doanh nghiệp. Đồng thời, học cách đo lường hiệu quả công việc của nhân viên trong tổ chức một cách chính xác nhất để có thể kiểm soát tiến độ công việc và nhận được đãi ngộ xứng đáng.
>>>> Tham khảo: Top 3 khoá học quản lý doanh nghiệp online
Khóa đào tạo KPI của PDCA gồm các nội dung sau:
Giảng viên: VÂN NGUYỄN HR
Chức vụ từng đảm nhiệm:
>>>> Xem thêm: Khóa học giám đốc điều hành - đào tạo CEO
Tìm được một địa chỉ uy tín để tham gia khóa học về KPI rất quan trọng, bởi chúng ta đều không muốn lãng phí thời gian và tiền bạc cho những điều không đem lại kết quả. Do đó, dưới đây là một số lý do mà bạn nên tham gia khóa học KPI của PDCA.
Cam kết chuyển đổi
Những giá trị khác
>>>> Tham khảo: Top 3 khoá học lập kế hoạch kinh doanh
Không phải doanh nghiệp nào áp dụng KPI cũng sẽ đạt được thành công vượt trội, dưới đây là một số sai lầm về KPI dẫn đến việc triển khai kế hoạch KPI của doanh nghiệp thất bại.
Lý do đơn giản nhưng không phải ai cũng nhận ra, đó là vì hệ thống công cụ đo lường KPIs không được bảo mật và ràng buộc với hệ thống chỉ tiêu hàng năm của công ty. Vì vậy, có tình trạng cuối kỳ nhiều cá nhân đạt KPI nhưng mục tiêu của công ty lại không đạt được.
Điều này xảy ra thường xuyên. Đầu năm hoặc đầu quý, KPI được thiết lập và giao cho nhân viên, nhưng trong quá trình thực hiện, người điều hành và quản trị không bám vào mục tiêu và KPI đã thiết lập mà thay đổi chúng qua các nhiệm vụ khác.
Tuy nhiên, trong kỳ đánh giá hoặc cuối năm đều lấy kết quả KPI của nhân viên và đánh giá dựa trên chỉ tiêu đầu năm, và dựa vào đó phân loại, khen thưởng. Dĩ nhiên tất cả đều không đạt.
Phân bổ KPI cho nhân viên để thực hiện, nhưng thấy mục tiêu của công ty không đạt được trong kỳ đánh giá hoặc vào cuối năm, trong khi nhiều người đã đạt được.
KPIs nên sử dụng phương pháp ấn định tỷ lệ cho các hạng mục và đơn vị dựa trên các ràng buộc này, xếp hạng và phân loại nhân viên theo các tỷ lệ đã định. Không dựa vào hoặc sử dụng KPI đã đạt được để xếp hạng, cái này hay gọi là bell curve hoặc % Quota.
20% trọng số KPI của nhân viên sẽ được đánh giá bởi người quản lý trực tiếp và kết quả KPI của người quản lý được giao. KPI cũng chiếm 20% KPI của lãnh đạo (cấp C) hoặc KPI của BOD. Vì vậy mới xảy ra trường hợp nhân viên cố gắng thực hiện nhưng vẫn không đạt KPI do lãnh đạo và BOD không đạt.
Bộ đo KPIs xây dựng chưa chính xác, đa phần xây dựng KPIs theo mục tiêu năm của đơn vị và nhẫm lẫn giữa KPIs với KRs (kết quả). Trong khi, cách thức xây dựng Bộ KPIs và phương pháp thiết lập/xét KPIs đúng theo quy chuẩn là chỉ số đo lường hiệu suất chứ không phải chỉ số đo lường kết quả (KRs).
Quản lý chủ quan hoặc không nắm bắt được năng lực của từng cá nhân (nhân viên) nên thường có xu hướng cào bằng hay thiết lập cho xong thời hạn. Tệ hơn, có những nhà quản lý chưa biết sử dụng công thức, cách tính của các chỉ số KPIs nên làm qua loa, thiếu chuyên nghiệp.
Không có hệ thống công cụ nào tốt và cũng không có hệ thống công cụ nào xấu. Chỉ có hệ thống công cụ phù hợp với hoạt động. Để tim được công cụ thực sự phù hợp thì người triển khai, người quản lý, người thực hiện phải hiểu và thống nhất về ngôn ngữ, cách hiểu, cách tiếp cận, cam kết về thời gian để điều chỉnh từng bộ KPI cho phù hợp với vai trò của họ.
>>>> Tham khảo: Khoá học mô hình kinh doanh - xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả
Khi doanh nghiệp bắt tay vào triển khai kế hoạch KPI chắc chắn sẽ có nhiều khúc mắc cần được giải đáp, cùng đọc phần tiếp theo để biết lời giải đáp cho một vài câu hỏi phổ biến về KPIs mà doanh nghiệp thường gặp phải.
Đây là một sai lầm điển hình. Rất nhiều doanh nghiệp mô tả hệ thống tiêu chí đánh giá định lượng của họ là KPI mà không giải thích cách thức hoạt động được thiết kế và sử dụng cũng như các chỉ số hiệu suất có thể được gắn nhãn là KPI.
Ngay cả các tiêu chí không quan trọng để đánh giá các chức năng và mục tiêu quan trọng của một doanh nghiệp, bộ phận hoặc cá nhân vẫn được gọi là KPI. Điều này tạo ra sự hiểu lầm giữa hầu hết các nhà quản lý về bản chất của KPI trong hoạt động kinh doanh.
Về bản chất của phương pháp BSC, hệ thống KPI phải được xây dựng một cách chiến lược. Hệ thống KPI phải tuân theo bản đồ chiến lược hoặc yếu tố thành công quan trọng (CSF).
Nếu điều kiện này không thể được đảm bảo, các tiêu chí thiết kế chỉ đơn giản là các mục tiêu hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu chức năng, hoặc tạm gọi là PI (Chỉ số hoạt động).
Nhiều doanh nghiệp đã đặt ra câu hỏi này: “Tôi đã có kế hoạch kinh doanh, tại sao tôi lại cần KPI?”. Ngoài ra, với nhiều doanh nghiệp kế hoạch kinh doanh chưa phải là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
Trên thực tế, KPI tập trung vào các mục tiêu chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh phải bao gồm các mục tiêu hoạt động, quan trọng hơn là một kế hoạch thực hiện để đạt được các mục tiêu đó.
Do vậy, hệ thống chỉ tiêu cốt lõi của chiến lược (KPI) và các sáng kiến chiến lược có thể được coi là cốt lõi của kế hoạch kinh doanh, bên cạnh các chỉ số hoạt động khác.
Việc này khiến cho sự tập trung vào từng chỉ tiêu kém và có xu hướng bị cào bằng. Quá nhiều chỉ tiêu phân tán cũng sẽ khiến các bộ phận và cá nhân mất tập trung vào các chỉ tiêu chính.
Tại thời điểm đó, có thể xảy ra trường hợp nhiều hoặc tất cả các cá nhân và bộ phận được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ nhưng công ty không đạt được mục tiêu chính.
Thực trạng KPI như một liều thuốc chữa bách bệnh, đánh giá sự hiện diện của KPI trong hệ thống quản lý quá cao, dẫn đến việc xây dựng hệ thống mục tiêu KPI cho tất cả các vị trí.
Điều này dẫn đến việc các công ty lãng phí thời gian, công sức của quản lý và nhân viên trong việc thiết kế, theo dõi các chỉ số này. Trong khi đó, đối với nhiều vị trí nhân viên, KPI là không cần thiết. Điều này đặc biệt lãng phí ở các doanh nghiệp lớn, đông người.
Trên thực tế, khi xây dựng các chỉ số, có khá nhiều chỉ số yêu cầu thông tin mới mà các công ty (đặc biệt là các công ty Việt Nam) không có trong hệ thống thông tin hiện tại của họ.
Chẳng hạn như chỉ số hài lòng của khách hàng, mức độ nhận biết hoặc yêu thích đối với một số thương hiệu hay sản phẩm nhất định. Điều này đã khiến các doanh nghiệp phải tổ chức lại hệ thống thu thập thông tin của họ để nắm bắt thông tin này.
Do vậy sớm nhất phải cuối kỳ đó mới có thông tin về chỉ tiêu cần thu thập, cũng vì vậy phải đến kỳ tiếp theo mới có số liệu quá khứ để dùng làm căn cứ đặt mục tiêu cho kỳ đó.
Điều này khiến nhiều công ty phải giao mục tiêu cho các bộ phận, phòng ban, chỉ biết đứng nhìn các phòng ban khác thực hiện mà không ảnh hưởng gì, nhằm đạt được kết quả tốt, tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.
Nhiều doanh nghiệp chỉ xem chỉ tiêu giao dựa theo bản phân chia công việc cấp trên giao cho các bộ phận, cá nhân mà không chắc chắn nhiệm vụ được giao có dựa trên nguyên tắc phân công lao động hay không.
Nếu không có các tiêu chuẩn chức năng, việc chỉ định KPI sẽ lãng phí nguồn lực mà các bộ phận hoặc nhân viên đầu tư để đạt được kết quả và có sự chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thực hiện. Chuẩn hóa việc phân công các phòng ban chức năng theo chức danh và phân công công việc theo chức danh là tiền đề để triển khai hệ thống KPI.
Có nhiều doanh nghiệp đề ra các mục tiêu và đánh giá những không có tác động để tạo sự khác biệt giữa thành tích và hoàn thành cơ bản công việc, giữa kết quả nổi bật và bình thường. Sự thiếu đồng bộ này khiến các phòng ban và cá nhân nhân viên không có động lực thực sự để đạt được những mục tiêu này, dẫn đến việc áp dụng KPI một cách hời hợt và vô hình.
Khi hoàn thành khóa học KPI tại PDCA học viên sẽ thu về được rất nhiều kiến thực chuyên sâu và cả kinh nghiệm thực tế để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Những bài viết nổi bật nhất:
Trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các khóa học KPI chất lượng từ PDCA. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với mong muốn của mình.